Đã có Thông tư 01 năm 2025 về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối và trứng gia cầm
Nội dung chính
Đã có Thông tư 01 năm 2025 về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối và trứng gia cầm
Ngày 15/01/2025, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 01/2025/TT-BTC về việc quy định về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu mặt hàng muối, trứng gia cầm năm 2025 (còn gọi là Thông tư 01 năm 2025 về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối và trứng gia cầm).
Trong đó, căn cứ quy định tại Điều 1 Thông tư 01/2025/TT-BTC, lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu mặt hàng muối, trứng gia cầm năm 2025 theo Thông tư 01 năm 2025 về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối và trứng gia cầm được xác định như sau:
TT | Mã số hàng hóa | Tên hàng | Đơn vị | Số lượng | Ghi chú |
1 | 0407.21.00 và 0407.90.10 | Trứng gà | Tá | 72.104 | Trứng thương phẩm không có phôi |
0407.29.10 và 0407.90.10 | Trứng vịt, ngan | ||||
0407.29.90 và 0407.90.90 | Loại khác | ||||
2 | 2501 | Muối (kể cả muối ăn và muối đã bị làm biến tính) mà matri clorua tinh khiết, có hoặc không ở trong dung dịch nước hoặc có chứa chất chống đóng bánh hoặc chất làm tăng độ chẩy; nước biển. | Tấn | 92.400 |
Đồng thời, căn cứ quy định tại Điều 5 Thông tư 01/2025/TT-BTC thì Thông tư 01 năm 2025 về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối và trứng gia cầm có hiệu lực thi hành từ ngày 02/03/2025.
Tải về Thông tư 01 năm 2025 về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối và trứng gia cầm
Đã có Thông tư 01 năm 2025 về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối và trứng gia cầm (Hình từ Internet)
Quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu đối với thương nhân Việt Nam là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện như thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Quản lý ngoại thương 2017, quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu đối với thương nhân Việt Nam là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện như sau:
(1) Thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương 2017 và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Bộ Công Thương công bố Danh mục hàng hóa, lộ trình thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
(2) Thực hiện quyền xuất khẩu thông qua mua hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu ra nước ngoài dưới hình thức đứng tên trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến xuất khẩu. Quyền xuất khẩu không bao gồm quyền tổ chức mạng lưới mua gom hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu;
(3) Thực hiện quyền nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam để bán cho thương nhân có quyền phân phối hàng hóa đó tại Việt Nam dưới hình thức đứng tên trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến nhập khẩu. Quyền nhập khẩu không bao gồm quyền tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt Nam.
Nguyên tắc quản lý nhà nước về ngoại thương là gì?
Căn cứ Điều 4 Luật Quản lý ngoại thương 2017, nguyên tắc quản lý nhà nước về ngoại thương như sau:
(1) Nhà nước quản lý ngoại thương theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
(2) Bảo đảm minh bạch, công khai, bình đẳng, đơn giản hóa thủ tục hành chính; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, thương nhân thuộc các thành phần kinh tế; thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước và xuất khẩu, gắn với quản lý nhập khẩu.
(3) Bảo đảm thực hiện đầy đủ các nguyên tắc đối xử tối huệ quốc, đối xử quốc gia trong hoạt động ngoại thương theo pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.