Công viên địa chất gồm các kiểu nào?
Nội dung chính
Công viên địa chất gồm các kiểu nào?
Công viên địa chất gồm các kiểu được quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 50/2017/TT-BTNMT về quy định nội dung công tác điều tra, đánh giá di sản địa chất, công viên địa chất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, theo đó:
Công viên địa chất gồm các kiểu sau:
- Karst: tổ hợp di sản địa chất trong đó đặc trưng nổi bật là các di sản địa mạo độc đáo, hình thành do quá trình tiến hóa karst; lưu giữ các hình thái địa mạo karst và hệ thống hang động;
- Núi lửa: tổ hợp di sản địa chất trong đó đặc trưng nổi bật bởi các di sản địa mạo có giá trị do các hoạt động núi lửa tạo nên;
- Đầm phá, hạ lưu sông, biển: khu vực tập hợp các đầm phá, hạ lưu sông, khu vực biển đặc trưng cho quá trình địa chất có giá trị nổi bật;
- Kiến tạo, cấu tạo: tổ hợp di sản địa chất trong đó đặc trưng nổi bật bởi các di sản kiến tạo;
- Cổ sinh, địa tầng, khoáng vật - khoáng sản: tổ hợp di sản địa chất trong đó đặc trưng nổi bật bởi các di sản cổ sinh, địa tầng, khoáng vật, khoáng sản;
- Thạch học: tổ hợp di sản địa chất trong đó đặc trưng nổi bật bởi các di sản đá;
- Đồng bằng sông, hệ thống sông: một khu vực có tổ hợp các di sản địa chất có giá trị nổi bật, là kết quả của quá trình khảo sát điều tra, đánh giá từ vùng rộng lớn liên quan đến hệ thống sông, được quy hoạch thống nhất quản lý;
- Đới khô, bán khô: khu vực có môi trường khô nóng đặc trưng, đất đai khô cằn, sa mạc hóa, muối hóa bề mặt xảy ra.
Trên đây là tư vấn về các kiểu của công viên địa chất. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 50/2017/TT-BTNMT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.