Công thức tính chu vi hình thang là gì? Cách tính chu vi hình thang dễ nhớ
Nội dung chính
Công thức tính chu vi hình thang là gì? Cách tính chu vi hình thang dễ nhớ
Hình thang là một tứ giác có hai cạnh đối song song và hai cạnh còn lại không song song. Hai cạnh song song này được gọi là cạnh đáy và hai cạnh không song song được gọi là cạnh bên.
Để thực hiện cách tính chu vi hình thang, bạn chỉ cần cộng tổng độ dài của tất cả bốn cạnh lại với nhau.
Công thức tính chu vi hình thang như sau:
P= a + b + c + d
Trong đó:
P là chu vi của hình thang.
a và b là hai cạnh đáy.
c và d là hai cạnh bên.
(1) Công thức tính chu vi hình thang vuông
Hình thang vuông là hình thang có một góc vuông. Cạnh bên góc vuông là chiều cao của hình thang. Hình thang vuông có cách tính chu vi tương tự hình thang thường.
P = a + b + c + d
Trong đó:
P là ký hiệu chu vi.
a, b là hai cạnh đáy hình thang.
c, d là cạnh bên hình thang.
(2) Công thức tính chu vi hình thang cân
Hình thang cân là hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau. 2 cạnh bên của hình thang cân bằng nhau, không song song với nhau. Công thức tính chu vi hình thang cân là:
P = (2 x a) + b + c
Trong đó:
P là ký hiệu chu vi.
a, b là hai cạnh đáy hình thang.
c, d là cạnh bên hình thang.
Công thức tính chu vi hình thang là gì? Cách tính chu vi hình thang dễ nhớ (Ảnh từ Internet)
Hệ thống giáo dục quốc dân được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Luật Giáo dục 2019 quy định về hệ thống giáo dục quốc dân như sau:
(1) Hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
(2) Cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
- Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo;
- Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông;
- Giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác;
- Giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.
(3) Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và Khung trình độ quốc gia Việt Nam; quy định thời gian đào tạo, tiêu chuẩn cho từng trình độ đào tạo, khối lượng học tập tối thiểu đối với trình độ của giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.
(4) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định ngưỡng đầu vào trình độ cao đẳng, trình độ đại học thuộc ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe.
Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân là gì?
Theo quy định tại Điều 13 Luật Giáo dục 2019 quy định về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân như sau:
- Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, đặc điểm cá nhân, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.
- Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo môi trường giáo dục an toàn, bảo đảm giáo dục hòa nhập, tạo điều kiện để người học phát huy tiềm năng, năng khiếu của mình.
- Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho người học là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của Luật Trẻ em 2016, người học là người khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật 2010, người học thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập.