Cơ quan chuyên môn về xây dựng có trách nhiệm gì trong công tác thẩm định thiết kế xây dựng?

Cơ quan chuyên môn về xây dựng có trách nhiệm gì trong công tác thẩm định thiết kế xây dựng? Quy định chung về thiết kế xây dựng như thế nào?

Nội dung chính

    Cơ quan chuyên môn về xây dựng có trách nhiệm gì trong công tác thẩm định thiết kế xây dựng?

    Căn cứ vào khoản 2 Điều 87 Luật Xây dựng 2014, được sửa đổi bởi Khoản 28 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định về quyền và trách nhiệm của cơ quan chuyên môn về xây dựng trong công tác thẩm định thiết kế xây dựng như sau:

    Quyền và trách nhiệm của cơ quan chuyên môn về xây dựng trong công tác thẩm định thiết kế xây dựng
    1. Cơ quan chuyên môn về xây dựng có các quyền sau:
    a) Yêu cầu chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân lập, thẩm tra thiết kế xây dựng cung cấp, giải trình, làm rõ các thông tin khi cần thiết làm cơ sở cho công tác thẩm định theo quy định;
    b) Yêu cầu chủ đầu tư lựa chọn tổ chức tư vấn thực hiện thẩm tra; mời tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm tham gia thẩm định khi cần thiết;
    c) Bảo lưu kết quả thẩm định, từ chối thực hiện yêu cầu làm sai lệch kết quả thẩm định hoặc các yêu cầu vượt quá năng lực, phạm vi công việc thẩm định.
    2. Cơ quan chuyên môn về xây dựng có các trách nhiệm sau:
    a) Thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;
    b) Thông báo ý kiến, kết quả thẩm định bằng văn bản gửi chủ đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương để theo dõi, quản lý việc triển khai xây dựng;
    c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả công việc do mình thực hiện.

    Như vậy, cơ quan chuyên môn về xây dựng có các trách nhiệm sau:
    - Thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng 2014;

    - Thông báo ý kiến, kết quả thẩm định bằng văn bản gửi chủ đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương để theo dõi, quản lý việc triển khai xây dựng;

    - Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả công việc do mình thực hiện.

    Cơ quan chuyên môn về xây dựng có trách nhiệm gì trong công tác thẩm định thiết kế xây dựng?

    Cơ quan chuyên môn về xây dựng có trách nhiệm gì trong công tác thẩm định thiết kế xây dựng? (Hình  từ Internet)

    Quy định chung về thiết kế xây dựng như thế nào?

    Căn cứ vào Điều 78 Luật Xây dựng 2014, được sửa đổi bởi Khoản 23 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định chung về thiết kế xây dựng như sau:

    - Thiết kế xây dựng gồm:

    + Thiết kế sơ bộ trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng;

    + Thiết kế cơ sở trong Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc thiết kế bản vẽ thi công trong Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng;

    + Các thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở bao gồm thiết kế kỹ thuật tổng thể (Front - End Engineering Design, sau đây gọi là thiết kế FEED), thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và các thiết kế khác (nếu có) theo thông lệ quốc tế.

    - Thiết kế xây dựng được thực hiện theo trình tự một bước hoặc nhiều bước như sau:

    + Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công;

    + Thiết kế hai bước bao gồm thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công;

    + Thiết kế ba bước bao gồm thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công;

    + Thiết kế nhiều bước theo thông lệ quốc tế.

    - Người quyết định đầu tư quyết định số bước thiết kế xây dựng khi phê duyệt dự án, quyết định đầu tư xây dựng.

    - Hồ sơ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở bao gồm thuyết minh thiết kế, bản vẽ thiết kế, tài liệu khảo sát xây dựng liên quan, dự toán xây dựng và chỉ dẫn kỹ thuật (nếu có) theo yêu cầu của chủ đầu tư.

    - Thiết kế bản vẽ thi công do tổ chức tư vấn thiết kế hoặc nhà thầu thi công xây dựng lập cho toàn bộ công trình hoặc từng hạng mục công trình hoặc từng giai đoạn thi công công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư.

    - Chính phủ quy định chi tiết các bước thiết kế xây dựng, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh thiết kế xây dựng.

    Thiết kế xây dựng đã được phê duyệt chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp nào?

    Căn cứ tại khoản 1 Điều 84 Luật Xây dựng 2014, quy định về điều chỉnh thiết kế xây dựng như sau:

    Điều chỉnh thiết kế xây dựng
    1. Thiết kế xây dựng đã được phê duyệt chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp sau:
    a) Khi điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng có yêu cầu điều chỉnh thiết kế xây dựng;
    b) Trong quá trình thi công xây dựng có yêu cầu phải điều chỉnh thiết kế xây dựng để bảo đảm chất lượng công trình và hiệu quả của dự án.
    2. Khi điều chỉnh thiết kế xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều này mà có thay đổi về địa chất công trình, tải trọng thiết kế, giải pháp kết cấu, vật liệu của kết cấu chịu lực, biện pháp tổ chức thi công ảnh hưởng đến an toàn chịu lực của công trình thì việc điều chỉnh thiết kế xây dựng phải được thẩm định và phê duyệt theo quy định tại Điều 82 của Luật này.

    Như vậy, thiết kế xây dựng đã được phê duyệt chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp sau:

    - Khi điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng có yêu cầu điều chỉnh thiết kế xây dựng;

    - Trong quá trình thi công xây dựng có yêu cầu phải điều chỉnh thiết kế xây dựng để bảo đảm chất lượng công trình và hiệu quả của dự án.

    36