Thứ 4, Ngày 06/11/2024

Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức cơ sở đoàn trong quân đội nhân dân Việt Nam

Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức cơ sở đoàn trong quân đội nhân dân Việt Nam được quy định như thế nào? Mong sớm nhận phản hồi. 

Nội dung chính

    Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức cơ sở đoàn trong quân đội nhân dân Việt Nam

    Tại Phần thứ Tư Hướng dẫn 22HD/TWĐTN năm 2013 thực hiện Điều lệ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh do Ban Chấp hành Trung ương ban hành, có quy định:

    Tổ chức cơ sở đoàn trong Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; tập trung vào các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản là:

    a) Chức năng

    - Giáo dục, rèn luyện đoàn viên thanh niên

    - Tổ chức các phong trào hành động cách mạng của thanh niên, xung kích thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị

    - Đại diện quyền lợi hợp pháp và chính đáng của đoàn viên thanh niên

    b) Nhiệm vụ:

    - Đoàn kết, tập hợp thanh niên; tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của quân đội, cơ quan, đơn vị; truyền thống của dân tộc, của Đảng, quân đội và của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, làm cho đoàn viên thanh niên nhận rõ vai trò, trách nhiệm trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

    - Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của đoàn viên thanh niên và sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức quần chúng trong tổ chức hoạt động của Đoàn và phong trào thanh niên nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Động viên đoàn viên thanh niên tự giác, tích cực học tập chính trị, quân sự, văn hóa, khoa học kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ, không ngừng nâng cao kiến thức toàn diện, có ý thức tổ chức kỷ luật, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

    - Xây dựng tổ chức Đoàn và củng cố, kiện toàn ban chấp hành đoàn vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức; giáo dục, tuyên truyền, vận động nhằm phát triển đoàn viên; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và giải quyết những nguyện vọng, quyền lợi chính đáng hợp pháp của thanh niên.

    - Tích cực tham gia xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện. Trực tiếp tuyên truyền, bồi dưỡng, lựa chọn đoàn viên ưu tú để giới thiệu kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam và tạo nguồn cán bộ.

    - Liên hệ mật thiết với tổ chức Đoàn địa phương nơi đóng quân, tổ chức các hoạt động phối hợp giữa thanh niên trong và ngoài quân đội góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của đơn vị và địa phương, tham gia xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh ở địa phương nơi đóng quân và chăm sóc, giáo dục bảo vệ thiếu niên và nhi đồng.

    c) Quyền hạn:

    - Được quyền ra quyết định thành lập, giải thể tổ chức Đoàn cấp trực thuộc.

    - Chuẩn y kết quả bầu cử ban chấp hành, bí thư, phó bí thư, chỉ định bổ sung ban chấp hành đoàn cấp trực thuộc.

    - Kết nạp đoàn viên mới; quản lý đoàn viên, giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng bồi dưỡng, kết nạp; khen thưởng, kỷ luật đối với đoàn viên, tổ chức Đoàn; quản lý, sử dụng tài chính của đoàn theo Điều lệ Đoàn và quy định của Tổng cục Chính trị.

    d) Quyền hạn của ban chấp hành đoàn:

    - Ban chấp hành đoàn cơ sở ở trung đoàn và tương đương có quyền:

    + Chuẩn y kết nạp đoàn viên.

    + Công nhận ban chấp hành liên chi đoàn trực thuộc.

    + Quyết định biểu dương, cấp giấy khen của Đoàn, đề nghị cấp trên khen thưởng cán bộ, đoàn viên và tổ chức Đoàn.

    + Yêu cầu chi đoàn xét và quyết định xóa tên trong danh sách đoàn viên đối với những đoàn viên không tham gia sinh hoạt đoàn hoặc không đóng đoàn phí 3 tháng trong 1 năm mà không có lý do chính đáng.

    + Quyết định thi hành kỷ luật đến hình thức khai trừ đối với đoàn viên và cách chức ủy viên ban chấp hành liên chi đoàn; khiển trách, cảnh cáo đối với ủy viên ban chấp hành đoàn cơ sở. Các hình thức kỷ luật cao hơn do ban chấp hành đoàn cơ sở xét và đề nghị, cấp ủy đảng cơ sở chuẩn y.

    - Ban chấp hành liên chi đoàn ở tiểu đoàn và đơn vị tương đương có quyền:

    + Hướng dẫn, kiểm tra các chi đoàn làm công tác phát triển đoàn viên; xét duyệt và đề nghị lên đoàn cấp trên chuẩn y đề nghị của chi đoàn và kết nạp đoàn viên, giới thiệu đoàn viên ưu tú với chi bộ.

    + Công nhận ban chấp hành chi đoàn, chỉ định bổ sung ủy viên ban chấp hành chi đoàn.

    + Biểu dương và đề nghị cấp trên khen thưởng cán bộ, đoàn viên, tổ chức Đoàn.

    + Quyết định thi hành kỷ luật với hình thức khiển trách, cảnh cáo đoàn viên và khiển trách đối với ủy viên ban chấp hành chi đoàn.

    - Ban chấp hành chi đoàn có quyền:

    + Xét và đề nghị kết nạp đoàn viên.

    + Đề nghị chi đoàn xem xét quyết định xóa tên trong danh sách đoàn viên đối với đoàn viên không tham gia sinh hoạt đoàn hoặc không đóng đoàn phí 3 tháng trong 1 năm mà không có lý do chính đáng.

    + Quyết định thi hành kỷ luật khiển trách đối với đoàn viên.

    + Xét và đề nghị cấp trên thi hành kỷ luật đối với cán bộ, đoàn viên từ cảnh cáo trở lên.

    + Nhận xét đoàn viên có đủ tiêu chuẩn vào Đảng, giới thiệu với chi bộ và đề nghị ban chấp hành đoàn cấp trên ra nghị quyết giới thiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng, nếu là chi đoàn cơ sở thì được quyền giới thiệu đoàn viên vào Đảng thay cho một đảng viên chính thức.

    - Ban chấp hành đoàn cơ sở ở tiểu đoàn và tương đương được quyền như ban chấp hành đoàn cơ sở ở trung đoàn, nhưng không có quyền ký tặng giấy khen cho cán bộ, đoàn viên.

    - Ban chấp hành đoàn cơ sở cấp 1 có quyền hạn như chi đoàn thuộc đoàn cơ sở cấp 2, 3. Các quyền hạn cao hơn do cấp ủy đảng cơ sở quyết định.

    Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

    9