Chi phí lấn biển đã quyết toán lớn hơn chi phí lấn biển đã tính trong tổng chi phí phát triển thì giải quyết ra sao?
Nội dung chính
Chi phí lấn biển đã được quyết toán lớn hơn chi phí lấn biển đã được tính trong tổng chi phí phát triển thì giải quyết ra sao?
Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 75 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Xác định tiền sử dụng đất, tiền thuê đất
...
2. Trong thời hạn không quá 180 ngày kể từ ngày hoàn thành việc lấn biển, chủ đầu tư dự án đầu tư lấn biển hoặc dự án đầu tư có hạng mục lấn biển phải lập hồ sơ đề nghị quyết toán chi phí lấn biển gửi cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để thẩm định.
Trong thời hạn không quá 90 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị quyết toán của chủ đầu tư dự án đầu tư lấn biển hoặc dự án đầu tư có hạng mục lấn biển, cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết toán chi phí lấn biển và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
3. Việc xử lý phần chênh lệch giữa chi phí lấn biển đã được quyết toán với chi phí lấn biển đã được tính trong tổng chi phí phát triển khi xác định giá đất cụ thể đối với trường hợp áp dụng phương pháp thặng dư (sau đây gọi là phần chênh lệch) được thực hiện như sau:
a) Trường hợp chi phí lấn biển đã được quyết toán nhỏ hơn chi phí lấn biển đã được tính trong tổng chi phí phát triển thì chủ đầu tư phải nộp phần chênh lệch;
b) Trường hợp chi phí lấn biển đã được quyết toán lớn hơn chi phí lấn biển đã được tính trong tổng chi phí phát triển thì phần chênh lệch được tính vào chi phí của dự án đầu tư lấn biển hoặc dự án đầu tư có hạng mục lấn biển.
4. Trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư lấn biển hoặc dự án đầu tư có hạng mục lấn biển thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất thì không phải thực hiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Như vậy, trường hợp chi phí lấn biển đã được quyết toán lớn hơn chi phí lấn biển đã được tính trong tổng chi phí phát triển, phần chênh lệch sẽ được tính vào chi phí của dự án đầu tư lấn biển hoặc dự án đầu tư có hạng mục lấn biển.
Chi phí lấn biển đã quyết toán lớn hơn chi phí lấn biển đã tính trong tổng chi phí phát triển thì giải quyết ra sao? (Hình từ Internet)
Khi nào cấp Giấy chứng nhận cho chủ đầu tư dự án đầu tư lấn biển với phần diện tích đất hình thành từ hoạt động lấn biển?
Căn cứ khoản 2 Điều 76 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất
1. Đối với phần diện tích đất không thuộc diện tích lấn biển thì sau khi chủ đầu tư đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai thì được cấp Giấy chứng nhận.
2. Đối với phần diện tích đất hình thành từ hoạt động lấn biển, chủ đầu tư dự án đầu tư lấn biển hoặc dự án đầu tư có hạng mục lấn biển đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai và có thông báo chấp thuận kết quả nghiệm thu hoàn thành hoạt động lấn biển quy định tại Điều 74 Nghị định này thì được cấp Giấy chứng nhận.
Theo đó, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất sẽ được cấp cho chủ đầu tư dự án đầu tư lấn biển với phần diện tích đất hình thành từ hoạt động lấn biển khi chủ đầu tư đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai và có thông báo chấp thuận kết quả nghiệm thu hoàn thành hoạt động lấn biển theo quy định.
Dự án đầu tư lấn biển hoặc hạng mục lấn biển của dự án đầu tư có hoạt động lấn biển là dự án gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 72 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, phê duyệt dự án; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng; thi công, nghiệm thu công trình xây dựng của dự án đầu tư lấn biển hoặc hạng mục lấn biển của dự án đầu tư
1. Dự án đầu tư lấn biển hoặc hạng mục lấn biển của dự án đầu tư có hoạt động lấn biển là dự án đầu tư xây dựng gồm tập hợp các giải pháp, đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động san lấp, lấn biển, xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo quy định của pháp luật về xây dựng nhằm tạo quỹ đất sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội, phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Các hoạt động đầu tư xây dựng công trình để điều, phòng, chống thiên tai gồm: đê, kè chống sạt lở, giảm sóng, gây bồi tạo bãi, trồng rừng ngập mặn; khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền; công trình chỉnh trị cửa sông không là hoạt động lấn biển. Việc lập, thẩm định, phê duyệt các dự án phòng, chống thiên tai mà không phải là dự án lấn biển được thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Việc quản lý, khai thác, sử dụng diện tích đất hình thành do bồi tụ sau khi xây dựng công trình thực hiện theo quy định pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan.
...
Như vậy, dự án đầu tư lấn biển hoặc hạng mục lấn biển của dự án đầu tư có hoạt động lấn biển là dự án đầu tư xây dựng, bao gồm tập hợp các giải pháp, đề xuất liên quan đến việc sử dụng vốn để thực hiện hoạt động san lấp, lấn biển, xây dựng hạ tầng kỹ thuật nhằm tạo quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phòng, chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.