Chấp hành viên được hiểu là gì trong ngữ cảnh pháp luật hiện hành?

Pháp luật quy định như thế nào là chấp hành viên? Căn cứ pháp lý cụ thể? Và chấp hành viên có mấy ngạch? Trong lĩnh vực thi hành án dân sự.

Nội dung chính

    Chấp hành viên được hiểu là gì trong ngữ cảnh pháp luật hiện hành?

    Căn cứ Khoản 1 Điều 17 Luật thi hành án dân sự 2008 quy định như sau:

    - Chấp hành viên là người được Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định theo quy định tại Điều 2 của Luật này. Chấp hành viên có ba ngạch là Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp và Chấp hành viên cao cấp.

    Căn cứ Điều 2 Luật thi hành án dân sự 2008 quy định như sau:

    Những bản án, quyết định được thi hành theo Luật này bao gồm:

    1. Bản án, quyết định quy định tại Điều 1 của Luật này đã có hiệu lực pháp luật:
    a) Bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm;
    b) Bản án, quyết định của Toà án cấp phúc thẩm;
    c) Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Toà án;
    d) Bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài đã được Toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam;
    đ) Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh mà sau 30 ngày kể từ ngày có hiệu lực pháp luật đương sự không tự nguyện thi hành, không khởi kiện tại Toà án;
    e) Quyết định của Trọng tài thương mại.
    2. Những bản án, quyết định sau đây của Toà án cấp sơ thẩm được thi hành ngay, mặc dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị:
    a) Bản án, quyết định về cấp dưỡng, trả lương, trả công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tổn thất về tinh thần, nhận người lao động trở lại làm việc;
    b) Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

    Như vậy, Chấp hành viên là người được Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định theo điều 2 trên và, Chấp hành viên bao gồm 03 ngạch.

    18