Các trường hợp thu hồi giấy phép hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội được quy định như thế nào?

Các trường hợp thu hồi giấy phép hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội được quy định như thế nào? Các trường hợp thu hồi giấy phép hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội được quy định ở đâu?

Nội dung chính

    Các trường hợp thu hồi giấy phép hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội được quy định như thế nào?

    Ngày 01/11/2017, Nghị định 103/2017/NĐ-CP quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý cơ sở trợ giúp xã hội chính thức có hiệu lực. Nghị định này quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội.

    Theo đó, các trường hợp thu hồi giấy phép hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 2 Điều 32 Nghị định 103/2017/NĐ-CP. Cụ thể bao gồm:

    - Giấy phép hoạt động được cấp cho cơ sở không đúng thẩm quyền hoặc không đúng quy định của pháp luật;

    - Sau 12 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động nhưng cơ sở không hoạt động;

    - Cơ sở thay đổi mục đích hoạt động không theo quy định của pháp luật;

    - Hết thời hạn tạm đình chỉ mà cơ sở vẫn không bảo đảm đủ điều kiện theo quy định;

    - Cơ sở vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép hoạt động.

    Cũng theo quy định  này, cơ sở phải có trách nhiệm giải quyết quyền lợi của đối tượng khi cơ sở bị tạm đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép hoạt động.

    Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về các trường hợp thu hồi giấy phép hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội. Để hiểu chi tiết hơn về vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 103/2017/NĐ-CP.

    6