Các hình thức vay của chính quyền địa phương là hình thức nào? Điều kiện vay tiền là gì?
Nội dung chính
Các hình thức vay của chính quyền địa phương là hình thức nào? Điều kiện vay tiền là gì?
Hình thức và điều kiện vay của chính quyền địa phương được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Nghị định 93/2018/NĐ-CP về quản lý nợ của chính quyền địa phương, hình thức vay của chính quyền địa phương bao gồm:
- Phát hành trái phiếu chính quyền địa phương tại thị trường vốn trong nước theo quy định của Nghị định này;
- Vay lại từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi ngoài nước của Chính phủ theo quy định tại Chương V Luật Quản lý nợ công, Nghị định của Chính phủ quy định về cho vay lại vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài và Nghị định này;
- Vay trực tiếp từ các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng trong nước; vay ngân quỹ nhà nước; vay từ quỹ dự trữ tài chính theo quy định tại Nghị định này.
Như vậy, Điều kiện vay của chính quyền địa phương thực hiện theo quy định nêu trên và Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
Các hình thức vay của chính quyền địa phương là hình thức nào? Điều kiện vay tiền là gì? (Hình từ Internet)
Trái phiếu chính quyền địa phương là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 11 điều 3 Luật Quản lý nợ công 2017, trái phiếu chính quyền địa phương là công cụ nợ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phát hành để huy động vốn cho ngân sách địa phương.
Điều kiện vay của chính quyền địa phương là gì?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 3 Nghị định 93/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Hình thức và điều kiện vay của chính quyền địa phương
...
2. Điều kiện vay của chính quyền địa phương thực hiện theo quy định tại Điều 52 Luật Quản lý nợ công và Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
Dẫn chiếu đến Điều 52 Luật Quản lý nợ công 2017 quy định về điều kiện vay của chính quyền địa phương như sau:
- Vay trong nước để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước 2015 phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Dự án đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật, thuộc danh mục đầu tư công trung hạn của chính quyền địa phương đã được cấp có thẩm quyền quyết định;
+ Có kế hoạch vay theo từng nguồn vốn để đầu tư theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước 2015, Luật Đầu tư công 2019;
+ Trường hợp vay thông qua phát hành trái phiếu, Đề án phát hành trái phiếu phải được lập và thẩm định theo quy định của Chính phủ về phát hành trái phiếu;
+ Trị giá khoản vay, khoản phát hành trái phiếu phải trong mức dư nợ vay và bội chi của ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
- Vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Quản lý nợ công 2017.
Bên cạnh đó thì điều kiện vay của chính quyền địa phương còn được quy định tại Nghị định 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
Như vậy việc thay của chính quyền địa phương phải phù hợp những
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức vay như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 53 Luật Quản lý nợ công 2017 quy định về tổ chức vay, trả nợ của chính quyền địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức vay như sau:
- Đối với phát hành trái phiếu chính quyền địa phương tại thị trường vốn trong nước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập Đề án phát hành trái phiếu, báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và gửi lấy ý kiến chấp thuận của Bộ Tài chính về điều kiện, điều khoản của trái phiếu trước khi tổ chức phát hành;- Đối với vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện theo quy định tại Chương V của Luật này;
- Đối với vay ngân quỹ nhà nước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập đề nghị vay vốn kèm theo các hồ sơ liên quan, gửi Bộ Tài chính quyết định;
- Đối với vay từ các nguồn tài chính khác trong nước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức đàm phán, ký kết thỏa thuận vay.