Các biện pháp bảo đảm thi hành quyết định cưỡng chế đối với pháp nhân được quy định thế nào?

Các biện pháp bảo đảm thi hành quyết định cưỡng chế đối với pháp nhân được quy định như thế nào, và ai sẽ là người thực hiện các biện pháp này trong thực tế?

Nội dung chính

    Các biện pháp bảo đảm thi hành quyết định cưỡng chế đối với pháp nhân được quy định thế nào?

    Căn cứ Điều 41 Nghị định 44/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực ngày 01/6/2020) quy định về các biện pháp bảo đảm thi hành quyết định cưỡng chế đối với pháp nhân thương mại như sau:

    - Khi có Quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế, nếu có dấu hiệu cho thấy pháp nhân thương mại bị áp dụng biện pháp cưỡng chế có hành vi tẩu tán hoặc làm hư hại tài sản thì người đã ra quyết định cưỡng chế có quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức có liên quan, chính quyền địa phương nơi pháp nhân thương mại bị cưỡng chế đóng trụ sở hoặc nơi có tài sản thực hiện biện pháp phong tỏa nhằm ngăn chặn việc tẩu tán hoặc làm hư hỏng tài sản.

    - Trường hợp pháp nhân thương mại bị cưỡng chế có hành vi chống đối không thực hiện quyết định cưỡng chế thì cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền có quyền huy động lực lượng, phương tiện để bảo đảm thi hành cưỡng chế.

    - Để bảo đảm cưỡng chế thi hành biện pháp tư pháp, sau khi khấu trừ tiền trong tài khoản, xử lý chứng khoán, bán đấu giá tài sản kê biên, cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền sẽ thuê khoán cơ quan, tổ chức, cá nhân có chuyên môn phù hợp thực hiện các biện pháp tư pháp theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Việc thuê khoán thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

    => Như vậy, nếu pháp nhân đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế nhưng có hành vi tẩu tán tài sản thì cơ quan đã ra quyết định cưỡng chế có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương áp dụng biện pháp phong tỏa; nếu pháp nhân chống đối thì có quyền huy động lực lượng, phương tiện để đảm bảo thi hành án.

    9