Bảng tra cứu 31 tỉnh thành Việt Nam năm 1831 1832? Lộ trình sáp nhập các tỉnh, thành Việt Nam 2025

Bảng tra cứu 31 tỉnh thành Việt Nam năm 1831 1832? Lộ trình sáp nhập các tỉnh, thành Việt Nam 2025? Việc sáp nhập đơn vị hành chính phải bảo đảm các điều kiện gì?

Nội dung chính

    Bảng tra cứu 31 tỉnh thành Việt Nam năm 1831 1832?

    Vào giai đoạn 1831-1832, dưới triều vua Minh Mạng, Việt Nam tiến hành cải cách hành chính quan trọng, chuyển từ hệ thống dinh, trấn sang hệ thống tỉnh. Cả nước được chia thành 31 tỉnh thành Việt Nam và phủ Thừa Thiên.

    Dưới đây là bảng tra cứu 31 tỉnh thành Việt Nam vào năm 1831-1832 theo cải cách hành chính của vua Minh Mạng:

    Miền

    Tỉnh

    Miền Bắc (13 tỉnh)

    Hà Nội, Sơn Tây, Hưng Hóa, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Nguyên

    Miền Trung (11 tỉnh + Phủ Thừa Thiên)

    Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận + Phủ Thừa Thiên

    Miền Nam (6 tỉnh)

    Gia Định, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên

    Cải cách tỉnh thành Việt Nam đã giúp kiện toàn bộ máy hành chính, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước và duy trì trật tự trong cả nước.

    Bảng tra cứu 31 tỉnh thành Việt Nam năm 1831 1832? Lộ trình sáp nhập các tỉnh, thành Việt Nam 2025

    Bảng tra cứu 31 tỉnh thành Việt Nam năm 1831 1832? Lộ trình sáp nhập các tỉnh, thành Việt Nam 2025 (Hình từ Internet)

    Lộ trình sáp nhập tỉnh thành Việt Nam 2025?

    Tại Kết luận 127-KL/TW ngày 28/02/2025, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã giao nội dung và tiến độ thực hiện cụ thể đối với lộ trình sáp nhập tỉnh thành, không tổ chức cấp huyện như sau:

    - Báo cáo Bộ Chính trị cho chủ trương trước khi xin ý kiến các cấp uỷ, tổ chức đảng chậm nhất ngày 09/3/2025.

    - Tiếp thu ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư, hoàn thiện đề án gửi xin ý kiến các tỉnh ủy, thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức, ban đảng Trung ương chậm nhất ngày 12/3/2025.

    - Tiếp thu ý kiến góp ý của các tỉnh ủy, thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức, ban đảng Trung ương, hoàn thiện đề án, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư trước ngày 27/3/2025.

    - Tiếp thu ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ý kiến các cơ quan, hoàn thiện đề án, tờ trình; trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng (qua Ban Tổ chức Trung ương) trước ngày 07/4/2025.

    Việc sáp nhập đơn vị hành chính phải bảo đảm các điều kiện gì?

    Căn cứ Điều 8 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định như sau:

    Nguyên tắc tổ chức đơn vị hành chính và điều kiện thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính
    1. Việc tổ chức đơn vị hành chính được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
    a) Tuân thủ quy định của Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm tính ổn định, thông suốt, liên tục của quản lý nhà nước;
    b) Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ, phù hợp với đặc điểm, điều kiện tự nhiên, xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa và yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội của từng địa phương;
    c) Phù hợp với năng lực quản lý của bộ máy chính quyền địa phương, mức độ chuyển đổi số; bảo đảm các công việc, thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp và xã hội được tiếp nhận, giải quyết kịp thời, thuận lợi;
    d) Thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
    2. Việc thành lập, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
    a) Phù hợp quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
    b) Bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp; phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương;
    c) Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
    d) Bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương; tạo sự thuận tiện cho Nhân dân;
    đ) Phải căn cứ vào tiêu chuẩn của đơn vị hành chính phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
    3. Việc giải thể đơn vị hành chính chỉ thực hiện trong các trường hợp sau đây:
    a) Do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương hoặc của quốc gia;
    b) Do thay đổi các yếu tố địa lý, địa hình tác động đến sự tồn tại của đơn vị hành chính đó.

    Như vậy, việc sáp nhập đơn vị hành chính phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

    - Phù hợp quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

    - Bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp; phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương;

    - Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    - Bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương; tạo sự thuận tiện cho Nhân dân;

    - Phải căn cứ vào tiêu chuẩn của đơn vị hành chính phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

    Chuyên viên pháp lý Nguyễn Xuân An Giang
    saved-content
    unsaved-content
    79