Ba vườn quốc gia ở Vùng biển Bắc Bộ là gì? Việt Nam có bao nhiêu vườn quốc gia tiếp giáp biển?
Nội dung chính
Ba vườn quốc gia ở Vùng biển Bắc Bộ là? Việt Nam có bao nhiêu vườn quốc gia tiếp giáp biển?
Việt Nam có 7 vườn quốc gia tiếp giáp biển gồm:
- Vườn quốc gia Bái Tử Long thuộc huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
- Vườn quốc gia Cát Bà nằm trên đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, TP.Hải Phòng
- Vườn quốc gia Xuân Thủy thuộc huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định
- Vườn quốc gia Núi Chúa thuộc huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
- Vườn quốc gia Mũi Cà Mau thuộc thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau
- Vườn quốc gia Côn Đảo gồm 14 đảo nằm trong quần đảo Côn Sơn, thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Vườn quốc gia Phú Quốc thuộc huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
Trong đó có ba vườn quốc gia ở Vùng biển Bắc Bộ là: Vườn quốc gia Bái Tử Long, Vườn quốc gia Cát Bà, Vườn quốc gia Xuân Thủy
Vườn quốc gia Bái Tử Long là một trong bảy vườn quốc gia của Việt Nam vừa có diện tích trên cạn vừa có diện tích biển. Tổng diện tích 15.783 ha (diện tích các đảo 6.125ha, mặt biển 9.658ha) có nhiều loài động thực vật quý hiếm sinh sống trong vườn rừng và vùng biển tại khu vực này.
Vườn quốc gia Cát Bà có tổng diện tích 16.196,8ha; vườn mang nét đặc trưng của cả 3 hệ sinh thái điển hình của Việt Nam, gồm: hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái đất ngập nước và hệ sinh thái biển.
Vườn quốc gia Xuân Thủy thuộc là một vùng bãi bồi rộng lớn nằm ở phía Nam cửa Sông Hồng, cách Hà Nội khoảng 150 km về hướng Đông Nam, có tổng diện tích tự nhiên là 7.100 ha. Phù sa màu mỡ của Sông Hồng và biển đã tạo dựng nên khu đất ngập nước với nhiều loài động thực vật hoang dã và các loài chim di cư quý hiếm.
Ba vườn quốc gia ở Vùng biển Bắc Bộ là gì? Việt Nam có bao nhiêu vườn quốc gia tiếp giáp biển? (Hình từ Internet)
Hoạt động lấn biển phải tuân thủ các nguyên tắc
Căn cứ khoản 30 Điều 3 Luật Đất đai 2024 thì lấn biển là việc mở rộng diện tích đất trong phạm vi từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm về phía biển thuộc vùng biển Việt Nam.
Đồng thời, căn cứ theo khoản 2 Điều 190 Luật Đất đai 2024 quy định về hoạt động lấn biển như sau:
Theo đó, hoạt động lấn biển phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
- Bảo đảm quốc phòng, an ninh, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, lợi ích quốc gia trên biển; phù hợp với quy định của luật khác có liên quan và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- Dựa trên cơ sở đánh giá đầy đủ về kinh tế, xã hội, môi trường, bảo đảm phát triển bền vững, đa dạng sinh học, các yếu tố tự nhiên, tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu và nước biển dâng;
- Phù hợp với quy hoạch tỉnh hoặc quy hoạch sử dụng đất cấp huyện hoặc quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch đô thị;
- Khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên biển; bảo đảm hài hòa lợi ích của tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động lấn biển và tổ chức, cá nhân khác có liên quan; bảo đảm quyền tiếp cận với biển của người dân, cộng đồng;
- Hoạt động lấn biển phải được lập thành dự án đầu tư hoặc hạng mục của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.
Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển cần đáp ứng các tiêu chí nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 7 Nghị định 156/2018/NĐ-CP về tiêu chí rừng phòng hộ quy định như sau:
Tiêu chí rừng phòng hộ
1. Rừng phòng hộ đầu nguồn là rừng thuộc lưu vực của sông, hồ, đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Về địa hình: có địa hình đồi, núi và độ dốc từ 15 độ trở lên;
b) Về lượng mưa: có lượng mưa bình quân hằng năm từ 2.000 mm trở lên hoặc từ 1.000 mm trở lên nhưng tập trung trong 2 - 3 tháng;
c) Về thành phần cơ giới và độ dày tầng đất: loại đất cát hoặc cát pha trung bình hay mỏng, có độ dày tầng đất dưới 70 cm; nếu là đất thịt nhẹ hoặc trung bình, độ dày tầng đất dưới 30 cm.
...
5. Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Đối với vùng bờ biển bồi tụ hoặc ổn định, chiều rộng của đai rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 300 m đến 1.000 m tùy theo từng vùng sinh thái;
b) Đối với vùng bờ biển bị xói lở, chiều rộng tối thiểu của đai rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển là 150 m;
c) Đối với vùng cửa sông, chiều rộng của đai rừng phòng hộ chắn sóng lấn biển tối thiểu là 20 m tính từ chân đê và có ít nhất từ 3 hàng cây trở lên;
d) Đối với vùng đầm phá ven biển, chiều rộng tối thiểu của đai rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển ở nơi có đê là 100 m, nơi không có đê là 250 m.
Như vậy, rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển đáp ứng các tiêu chí sau đây:
- Đối với vùng bờ biển bồi tụ hoặc ổn định, chiều rộng của đai rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 300 m đến 1.000 m tùy theo từng vùng sinh thái;
- Đối với vùng bờ biển bị xói lở, chiều rộng tối thiểu của đai rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển là 150 m;
- Đối với vùng cửa sông, chiều rộng của đai rừng phòng hộ chắn sóng lấn biển tối thiểu là 20 m tính từ chân đê và có ít nhất từ 3 hàng cây trở lên;
- Đối với vùng đầm phá ven biển, chiều rộng tối thiểu của đai rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển ở nơi có đê là 100 m, nơi không có đê là 250 m.