14:40 - 18/12/2024

Yêu cầu đối với Chương trình phát triển đô thị được quy định như thế nào? Nhiệm vụ quản lý phát triển đô thị được quy định ra sao?

Yêu cầu đối với Chương trình phát triển đô thị được quy định như thế nào? Nhiệm vụ quản lý phát triển đô thị được quy định ra sao?

Nội dung chính

    Yêu cầu đối với Chương trình phát triển đô thị được quy định như thế nào?

    Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 3a Nghị định 11/2013/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 3 Điều 4 Nghị định 35/2023/NĐ-CP) như sau:

    Chương trình phát triển đô thị
    ...
    2. Chương trình phát triển đô thị phải đáp ứng các yêu cầu sau:
    a) Phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch chung đô thị; chiến lược, chương trình, kế hoạch về phát triển đô thị cấp cao hơn được duyệt; các chương trình, kế hoạch đầu tư công trung hạn và khả năng huy động nguồn lực thực tế tại địa phương;
    b) Đồng bộ với quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, các định hướng, chiến lược, chương trình, kế hoạch của các ngành, lĩnh vực khác có liên quan đến phát triển đô thị.

    Như vậy, Chương trình phát triển đô thị phải đáp ứng các yêu cầu nêu trên.

    Yêu cầu đối với Chương trình phát triển đô thị được quy định như thế nào? Nhiệm vụ quản lý phát triển đô thị được quy định ra sao?

    Yêu cầu đối với Chương trình phát triển đô thị được quy định như thế nào? Nhiệm vụ quản lý phát triển đô thị được quy định ra sao? (Hình từ internet)

    Bao lâu thì Chương trình phát triển đô thị phải được rà soát, điều chỉnh?

    Căn cứ quy định tại khoản 8 Điều 3a Nghị định 11/2013/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 3 Điều 4 Nghị định 35/2023/NĐ-CP) như sau:

    Chương trình phát triển đô thị
    ...
    8. Chương trình phát triển đô thị phải được rà soát, điều chỉnh hoặc lập mới trên cơ sở kết quả rà soát, tổng hợp đánh giá việc thực hiện sau từng giai đoạn 05 năm hoặc sau khi cấp có thẩm quyền ban hành mới các mục tiêu phát triển đô thị hoặc phê duyệt các quy hoạch, chiến lược, chương trình, kế hoạch quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

    Như vậy, chương trình phát triển đô thị phải được rà soát, điều chỉnh sau sau từng giai đoạn 05 năm hoặc sau khi cấp có thẩm quyền ban hành mới các mục tiêu phát triển đô thị hoặc phê duyệt các quy hoạch, chiến lược, chương trình, kế hoạch.

    Nhiệm vụ quản lý phát triển đô thị được quy định ra sao?

    Căn cứ vào Điều 13 Nghị định 11/2013/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 6 Điều 4 Nghị định 35/2023/NĐ-CP) quy định như sau:

    Quản lý khu vực phát triển đô thị
    1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc giữ nguyên hoặc tổ chức lại, giải thể Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị hoặc giao đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý để chủ trì thực hiện các nhiệm vụ quản lý khu vực phát triển đô thị quy định tại khoản 2 Điều này. Việc tổ chức lại, giải thể Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị được thực hiện theo quy định của pháp luật về đơn vị sự nghiệp công lập.
    2. Nhiệm vụ quản lý khu vực phát triển đô thị:
    a) Đề xuất các nội dung cụ thể hóa kế hoạch thực hiện khu vực phát triển đô thị trong hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị đã được phê duyệt và tổ chức thực hiện;
    b) Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư trong khu vực phát triển đô thị; nghiên cứu, đề xuất các chính sách ưu đãi, cơ chế đặc thù áp dụng đối với hoạt động đầu tư xây dựng trong khu vực phát triển đô thị;
    c) Đề xuất việc xác định các dự án đầu tư theo các nguồn vốn để thực hiện khu vực phát triển đô thị, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; hướng dẫn, hỗ trợ các nhà đầu tư trong quá trình chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án đầu tư phát triển đô thị;
    d) Tổ chức quản lý hoặc được giao làm chủ đầu tư đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong khu vực phát triển đô thị;
    đ) Theo dõi giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện các dự án đầu tư trong khu vực phát triển đô thị theo nội dung dự án đã được phê duyệt;
    e) Định kỳ hoặc đột xuất tổng hợp, báo cáo, đề xuất các cơ quan chức năng xử lý các vấn đề về kết nối đồng bộ hạ tầng kỹ thuật khung, hạ tầng kỹ thuật giữa các dự án, các vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện đầu tư tại khu vực phát triển đô thị;
    g) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, cung cấp thông tin về khu vực phát triển đô thị; tổng hợp, báo cáo theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về tình hình thực hiện các dự án đầu tư và thực hiện kế hoạch triển khai khu vực phát triển đô thị được giao quản lý;
    h) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
    3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy chế phối hợp giữa đơn vị được giao quản lý khu vực phát triển đô thị và các cơ quan chuyên môn trực thuộc.

    Như vậy, nhiệm vụ quản lý khu vực phát triển đô thị được thực hiện theo nội dung nêu trên.

    Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc giữ nguyên hoặc tổ chức lại, giải thể Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị hoặc giao đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý để chủ trì thực hiện các nhiệm vụ quản lý khu vực phát triển đô thị. Việc tổ chức lại, giải thể Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị được thực hiện theo quy định của pháp luật về đơn vị sự nghiệp công lập.

    17
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ