Xây dựng và dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội như thế nào?
Nội dung chính
Xây dựng và dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội như thế nào?
Xây dựng dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội được quy định tại Điều 2 Nghị quyết 334/2017/UBTVQH14 về Quy chế tổ chức thực hiện hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và Đại biểu Quốc hội do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành, cụ thể như sau:
- Tổng thư ký Quốc hội tổ chức tập hợp, tổng hợp đề nghị, kiến nghị về chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội. Đối với giám sát chuyên đề, trên cơ sở tổng hợp đề nghị, kiến nghị, căn cứ vào các tiêu chí quy định tại khoản 2 Điều này, Tổng thư ký Quốc hội đề xuất từ 25 đến 30 chuyên đề và sắp xếp theo chủ thể giám sát để lựa chọn.
- Chuyên đề giám sát được lựa chọn căn cứ vào các tiêu chí theo thứ tự ưu tiên sau đây:
+ Là vấn đề bức xúc, nổi lên ở tầm vĩ mô hoặc ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế - xã hội, được đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân quan tâm; gắn với việc xây dựng, thi hành pháp luật; không thuộc phạm vi điều chỉnh của các luật mới có hiệu lực thi hành trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm đề xuất;
+ Không trùng với các chuyên đề giám sát đã được Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội tiến hành giám sát trong thời gian 18 tháng tính đến thời điểm đề xuất;
+ Bảo đảm cân đối, phù hợp giữa các lĩnh vực;
+ Phạm vi giám sát phù hợp với điều kiện thực hiện của các cơ quan của Quốc hội.
- Tổng thư ký Quốc hội lấy ý kiến của Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực các Ủy ban của Quốc hội, các Ban thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội về dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội để đề xuất chương trình giám sát, trong đó có từ 06 đến 08 chuyên đề giám sát trình Ủy ban thường vụ Quốc hội. Tổng thư ký Quốc hội có thể tổ chức lấy ý kiến của các chuyên gia về dự kiến chương trình giám sát