14:20 - 01/10/2024

Xây dựng, phê duyệt và phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra chuyên ngành Ngân hàng được quy định như thế nào?

Xây dựng, phê duyệt và phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra chuyên ngành Ngân hàng được quy định như thế nào? Thời gian tối đa để phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra là bao lâu kể từ ngày ký quyết định thanh tra?

Nội dung chính

    Xây dựng, phê duyệt và phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra chuyên ngành Ngân hàng được quy định như thế nào?

    Xây dựng, phê duyệt và phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra chuyên ngành Ngân hàng được hướng dẫn tại Điều 12 Thông tư 36/2016/TT-NHNN quy định về trình tự, thủ tục thanh tra chuyên ngành Ngân hàng, theo đó:

    Xây dựng, phê duyệt và phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra

    - Căn cứ quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm chủ trì xây dựng dự thảo kế hoạch tiến hành thanh tra.

    - Đoàn thanh tra thảo luận dự thảo kế hoạch tiến hành thanh tra. Những ý kiến khác nhau phải báo cáo người ra quyết định thanh tra xem xét.

    - Trưởng đoàn thanh tra trình người ra quyết định thanh tra phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra. Kế hoạch tiến hành thanh tra là tài liệu mật, tài liệu nội bộ của Đoàn thanh tra, phải được bảo quản và sử dụng theo đúng quy định, không gửi cho đối tượng thanh tra.

    Kế hoạch tiến hành thanh tra thực hiện theo Mẫu số 05-TTr ban hành kèm theo Thông tư này.

    - Thời gian xây dựng và phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra do người ra quyết định thanh tra quyết định và phải thể hiện bằng văn bản, nhưng không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày ký quyết định thanh tra.

    - Trưởng đoàn thanh tra tổ chức họp Đoàn thanh tra để phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra được duyệt và phân công nhiệm vụ cho các Tổ thanh tra, Nhóm thanh tra, các thành viên của Đoàn thanh tra; thảo luận, quyết định về phương pháp, cách thức tổ chức tiến hành thanh tra; sự phối hợp giữa các thành viên Đoàn thanh tra, các cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình triển khai thanh tra.

    Trong trường hợp cần thiết, người ra quyết định thanh tra hoặc người được người ra quyết định thanh tra ủy quyền dự họp và quán triệt mục đích, yêu cầu, nội dung thanh tra và nhiệm vụ của Đoàn thanh tra.

    Việc phân công nhiệm vụ cho các Tổ thanh tra, Nhóm thanh tra, các thành viên Đoàn thanh tra phải thể hiện bằng văn bản.

    - Tổ trưởng thanh tra, Nhóm trưởng thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ được phân công và báo cáo Trưởng đoàn thanh tra trước khi thực hiện thanh tra tại tổ chức tín dụng.

     

    2