14:13 - 18/12/2024

Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn gì khi kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự?

Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn gì khi kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự?

Nội dung chính

    Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn gì khi kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự?

    Căn cứ tại Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 259/QĐ-VKSTC năm 2023 quy định khi kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự, Viện kiểm sát có các nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

    - Kiểm sát tại cơ sở giam giữ; cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp và cấp dưới; cơ quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự.

    Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu trực tiếp kiểm sát việc thi hành án phạt tù của trại giam đóng tại địa phương, địa bàn; kiểm sát việc thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại;

    - Kiểm sát hồ sơ tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự; hồ sơ quyết định việc hoãn, miễn chấp hành, giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại và hồ sơ hoãn, miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành thời gian còn lại trong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi;

    - Gặp, hỏi người bị tạm giữ, người bị tạm giam và người chấp hành án về việc giam, giữ, thi hành án hình sự; xác minh, thu thập tài liệu để làm rõ vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự;

    - Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục phạm nhân; kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thi hành án hình sự;

    - Yêu cầu: thông báo tình hình thi hành tạm giữ, tạm giam; cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan; ra quyết định thi hành án và giải thích, sửa chữa bản án, quyết định của Tòa án; tự kiểm tra và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát; trả lời về quyết định, biện pháp hoặc việc làm vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự theo quy định của pháp luật;

    - Phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật theo thẩm quyền; quyết định trả tự do ngay cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù không có căn cứ và trái pháp luật;

    - Đề nghị và kiểm sát việc miễn, hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ chấp hành án; ra văn bản thể hiện quan điểm, tham gia phiên họp và kiểm sát việc xét, quyết định giảm, miễn thời hạn chấp hành án, tha tù trước thời hạn có điều kiện, hủy quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện, buộc chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo, rút ngắn thời gian thử thách của án treo, rút ngắn thời gian thử thách đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện; có ý kiến bằng văn bản và kiểm sát việc hưởng thời hiệu thi hành bản án, xóa án tích.

    Có ý kiến bằng văn bản và kiểm sát trình tự, thủ tục Tòa án xem xét, quyết định việc hoãn, miễn chấp hành, giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại và hoãn, miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành thời gian còn lại trong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi; tham gia phiên họp và kiểm sát trình tự, thủ tục của Tòa án trong việc giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị đối với các quyết định nêu trên;

    - Kiểm sát việc áp dụng, thi hành biện pháp tư pháp trong thi hành án hình sự theo quy định của Luật Thi hành án hình sự và pháp luật có liên quan;

    - Kiểm sát việc đặc xá theo quy định của Luật Đặc xá;

    - Kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự; yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm và xử lý người vi phạm pháp luật; quyết định kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các quyết định của Tòa án theo quy định của pháp luật;

    - Khởi tố hoặc yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự khi phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm;

    - Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự theo quy định của pháp luật.

    Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn gì khi kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự?

    Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn gì khi kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự?

    Khi nào áp dụng biện pháp tạm giữ hình sự?

    Căn cứ tại Điều 117 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định như sau:

    Tạm giữ
    1. Tạm giữ có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.
    2. Những người có thẩm quyền ra lệnh giữ người quy định tại khoản 2 Điều 110 của Bộ luật này có quyền ra quyết định tạm giữ.
    Quyết định tạm giữ phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị tạm giữ, lý do tạm giữ, giờ, ngày bắt đầu và giờ, ngày hết thời hạn tạm giữ và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này. Quyết định tạm giữ phải giao cho người bị tạm giữ.
    3. Người thi hành quyết định tạm giữ phải thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ quy định tại Điều 59 của Bộ luật này.
    4. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi ra quyết định tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải gửi quyết định tạm giữ kèm theo các tài liệu làm căn cứ tạm giữ cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền. Nếu xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.

    Như vậy, biện pháp tạm giữ hình sự áp dung trong các tường hợp sau:

    - Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp

    - Người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang

    - Người phạm tội tự thú, đầu thú

    - Người bị bắt theo quyết định truy nã.

    Người bị tạm giữ có những quyền gì?

    Căn cứ theo khoản 2 Điều 59 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định:

    Người bị tạm giữ
    ...
    2. Người bị tạm giữ có quyền:
    a) Được biết lý do mình bị tạm giữ; nhận quyết định tạm giữ, quyết định gia hạn tạm giữ, quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;
    b) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
    c) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;
    d) Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;
    đ) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
    e) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
    g) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng về việc tạm giữ.

    Theo đó, người bị tạm giữ có quyền:

    - Được biết lý do mình bị tạm giữ; nhận quyết định tạm giữ, quyết định gia hạn tạm giữ, quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;

    - Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

    - Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;

    - Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;

    - Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

    - Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

    - Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng về việc tạm giữ.

    5