15:41 - 02/10/2024

Vị trí và chức năng của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông là gì?

Cho tôi hỏi, hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông có vị trí và chức năng như thế nào? Mong được hỗ trợ theo quy định mới nhất.

Nội dung chính

    Vị trí và chức năng của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông

    Căn cứ vào Điều 5 Thông tư 26/2021/TT-BTTTT (Có hiệu lực từ 15/02/2022) quy định về vị trí và chức năng của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông như sau:

    - Hội đồng quản lý là đại diện của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tại đơn vị sự nghiệp công lập.

    - Hội đồng quản lý quyết định các vấn đề quan trọng của đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm: phương hướng, chiến lược, kế hoạch hoạt động, tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính; kiểm tra, giám sát việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.

    Nhiệm vụ và quyền hạn hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông

    Nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông được quy định tại Điều 6 Thông tư 26/2021/TT-BTTTT (Có hiệu lực từ 15/02/2022) như sau:

    - Quyết định mục tiêu, phương hướng hoạt động, chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và hàng năm của đơn vị sự nghiệp công lập.

    Hội đồng quản lý không can thiệp vào hoạt động sản xuất nội dung thông tin báo chí, xuất bản của người đứng đầu cơ quan báo chí, xuất bản theo quy định của Luật Báo chí, Luật Xuất bản.

    - Thông qua quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo Đề án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

    - Quyết định chủ trương đầu tư mở rộng hoạt động, thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị trực thuộc đơn vị sự nghiệp công lập.

    - Thông qua đề án vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp, kế hoạch số lượng người làm việc hàng năm.

    - Quyết định chủ trương về tổ chức bộ máy, công tác nhân sự lãnh đạo quản lý các đơn vị trực thuộc.

    - Phê duyệt phương án vay vốn, huy động vốn để đầu tư mở rộng, cải tạo, sửa chữa cơ sở vật chất hiện có, mua bổ sung trang thiết bị để nâng cao chất lượng, tăng quy mô hoạt động sự nghiệp, tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và hoàn trả vốn theo quy định.

    - Thông qua đề án liên doanh, liên kết của đơn vị sự nghiệp công lập trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    - Thông qua báo cáo quyết toán tài chính hàng năm của đơn vị sự nghiệp công lập.

    - Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản lý, chiến lược, kế hoạch hoạt động, việc thực hiện quy chế dân chủ của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định.

    - Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo cơ quan quản lý cấp trên về các hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập; kiến nghị với quản lý cấp trên những vấn đề liên quan đến hoạt động của đơn vị vượt quá thẩm quyền của Hội đồng quản lý.

    - Định kỳ hoặc đột xuất yêu cầu người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập báo cáo về các hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.

    - Quyết định các vấn đề quan trọng khác của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật và quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.

    2