Trường Đại học Khoa học Sức khỏe là trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia TPHCM?
Nội dung chính
Chính thức thành lập Trường Đại học Khoa học Sức khỏe là trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia TPHCM?
Ngày 03/06/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 472/QĐ-TTg năm 2024 về việc thành lập trường Đại học Khoa học Sức khỏe là trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia TPHCM trên cơ sở Khoa Y trực thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo đó, từ ngày 03/06/2024, Trường Đại học Khoa học Sức khỏe chính thức được thành lập và là trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở Khoa Y trực thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Trường Đại học Khoa học Sức khỏe là cơ sở giáo dục đại học công lập có trụ sở đặt tại tỉnh Bình Dương, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Chính thức thành lập Trường Đại học Khoa học Sức khỏe là trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia TPHCM? (Hình từ Internet)
03 loại hình nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân là những loại hình nào?
Tại Điều 47 Luật Giáo dục 2019 có quy định loại hình nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân như sau:
Loại hình nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân
1. Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức theo các loại hình sau đây:
a) Trường công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và đại diện chủ sở hữu;
b) Trường dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở gồm tổ chức và cá nhân tại thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, xã, phường, thị trấn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm điều kiện hoạt động.
Loại hình trường dân lập chỉ áp dụng đối với cơ sở giáo dục mầm non;
c) Trường tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động.
Trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận là trường mà nhà đầu tư cam kết và thực hiện cam kết hoạt động không vì lợi nhuận, được ghi trong quyết định thành lập hoặc quyết định chuyển đổi loại hình trường; hoạt động không vì lợi nhuận, không rút vốn, không hưởng lợi tức; phần lợi nhuận tích lũy hằng năm thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia để tiếp tục đầu tư phát triển nhà trường.
...
Như vậy, có 03 loại hình nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân đó là:
(1) Trường công lập;
(2) Trường dân lập;
(3) Trường tư thục.
Điều kiện Trường đại học được cho phép hoạt động đào tạo là gì?
Tại Điều 23 Luật Giáo dục đại học 2012 quy định về điều kiện để được cho trường Đại học được phép hoạt động đào tạo như sau:
Điều kiện để được cho phép hoạt động đào tạo
1. Cơ sở giáo dục đại học được cho phép hoạt động đào tạo khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học;
b) Có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, ký túc xá sinh viên, cơ sở phục vụ giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu hoạt động đào tạo; địa điểm xây dựng bảo đảm môi trường sư phạm, an toàn cho người học, người dạy và người lao động theo nội dung dự án đã cam kết;
c) Có chương trình đào tạo và giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định;
d) Có đội ngũ giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu;
đ) Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động của cơ sở giáo dục đại học;
e) Có quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học.
2. Sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày quyết định cho phép hoạt động đào tạo có hiệu lực, nếu cơ sở giáo dục đại học không triển khai hoạt động đào tạo thì quyết định cho phép hoạt động đào tạo hết hiệu lực.
Như vậy, điều kiện trường Đại học được phép hoạt động đào tạo gồm:
- Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học;
- Có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, ký túc xá sinh viên, cơ sở phục vụ giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu hoạt động đào tạo; địa điểm xây dựng bảo đảm môi trường sư phạm, an toàn cho người học, người dạy và người lao động theo nội dung dự án đã cam kết;
- Có chương trình đào tạo và giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định;
- Có đội ngũ giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu;
- Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động của cơ sở giáo dục đại học;
- Có quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học.