08:46 - 14/11/2024

Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước TP.HCM có tư cách pháp nhân không?

Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước TP.HCM có tư cách pháp nhân không?

Nội dung chính

    Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước TP.HCM có tư cách pháp nhân không?

    Căn cứ Khoản 1 Điều 11 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định về Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước như sau:

    1. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tư pháp, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu, trụ sở và tài khoản riêng.

    2. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có thể có Chi nhánh.

    Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, được thành lập tại các huyện ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, giao thông không thuận tiện đến Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và chưa có tổ chức hành nghề luật sư hoặc tổ chức tư vấn pháp luật tham gia trợ giúp pháp lý. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Chi nhánh. Căn cứ nhu cầu và điều kiện thực tế tại địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.

    Hiện nay, tên đơn vị: Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước thành phố Hồ Chí Minh Địa chỉ trụ sở: 470 Nguyễn Tri Phương, phường 9, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh có tư cách pháp nhân và do Ủy ban nhân dân cấp thành phố thành lập.

    Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.

    Quyền và nghĩa vụ của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý được quy định như thế nào?

    Căn cứ Điều 13 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý như sau:

    Quyền và nghĩa vụ của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý

    1. Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có quyền và nghĩa vụ sau đây:

    a) Thực hiện trợ giúp pháp lý;

    b) Đề nghị cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc trợ giúp pháp lý;

    c) Bồi thường thiệt hại do lỗi của người thuộc tổ chức mình gây ra trong khi thực hiện trợ giúp pháp lý;

    d) Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo, truyền thông về trợ giúp pháp lý;

    đ) Giải quyết khiếu nại theo quy định tại khoản 2 Điều 45 của Luật này;

    e) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến giải quyết vụ việc trợ giúp pháp lý.

    2. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có quyền và nghĩa vụ sau đây:

    a) Quyền và nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 Điều này;

    b) Thực hiện các nhiệm vụ khác do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về trợ giúp pháp lý ủy quyền hoặc yêu cầu.

    3. Tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý có quyền và nghĩa vụ sau đây:

    a) Quyền và nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 Điều này;

    b) Được nhận thù lao và chi phí thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Chính phủ;

    c) Quyền và nghĩa vụ khác theo hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý.

    4. Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý có quyền và nghĩa vụ sau đây:

    a) Quyền và nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 Điều này;

    b) Thực hiện trợ giúp pháp lý theo nội dung đăng ký.

    Trên đây là những quy định về Quyền và nghĩa vụ của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định pháp luật hiện hành.

    121
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ