Trong trường hợp công chức, viên chức từng bị buộc thôi việc, họ có được phép hành nghề Luật sư hoặc Công chứng viên không?
Nội dung chính
Có được làm Luật sư, Công chứng viên khi là công chức, viên chức từng bị buộc thôi việc không?
Đối với công chứng viên
Tại Điều 13 Luật Công chứng 2014, có quy định:
Điều 13. Những trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về tội phạm do vô ý mà chưa được xóa án tích hoặc về tội phạm do cố ý.
- Người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
- Người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
- Cán bộ bị kỷ luật bằng hình thức bãi nhiệm, công chức, viên chức bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc hoặc sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sỹ quan, hạ sỹ quan, công nhân, viên chức trong đơn vị thuộc Công an nhân dân bị kỷ luật bằng hình thức tước danh hiệu quân nhân, danh hiệu Công an nhân dân hoặc đưa ra khỏi ngành.
...
Như vậy, theo quy định trên thì viên chức, công chức bị xử lý kỷ luật bằng hình thức thôi việc sẽ không được bổ nhiệm công chứng viên dù đã trải qua lớp đào tạo hành nghề công chứng và đủ kinh nghiệm theo quy định.
Đối với Luật sư
Và tại Khoản 8 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012, có quy định về người không được cấp chứng chi hành nghề luật sư:
Người thuộc một trong những trường hợp sau đây thì không được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư:
Là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân bị buộc thôi việc mà chưa hết thời hạn ba năm, kể từ ngày quyết định buộc thôi việc có hiệu lực.
Như vậy, trường hợp một người là công chức, viên chức bị kỷ luật bằng hình thức xử lý bằng hình thức buộc thôi việc thì thời hạn ba năm, kể từ ngày quyết định buộc thôi việc có hiệu lực người đó sẽ không được bổ nhiệm làm luật sư.
Trong trường hợp công chức, viên chức từng bị buộc thôi việc, họ có được phép hành nghề Luật sư hoặc Công chứng viên không? (Hình từ internet)
Viên chức lãnh sự, ngoại giao thực hiện công chứng phải có bằng cử nhân luật?
Và theo Điều 78 Luật Công chứng 2014 thì:
- Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản, văn bản ủy quyền và các hợp đồng, giao dịch khác theo quy định của Luật này và pháp luật về lãnh sự, ngoại giao, trừ hợp đồng mua bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, góp vốn bằng bất động sản tại Việt Nam.
- Viên chức lãnh sự, viên chức ngoại giao được giao thực hiện công chứng phải có bằng cử nhân luật hoặc được bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng...
Như vậy, viên chức lãnh sự, viên chức ngoại giao được giao thực hiện công chứng phải có bằng cử nhân luật hoặc được bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng.
Công chứng viên đã bị xử phạt vi phạm hành chính có được làm người hướng dẫn tập sự không?
Căn cứ Khoản 3 Điều 11 Luật Công chứng 2014 quy định như sau:
Tổ chức hành nghề công chứng phân công công chứng viên hướng dẫn người tập sự.
Công chứng viên hướng dẫn tập sự phải có ít nhất 02 năm kinh nghiệm hành nghề công chứng. Công chứng viên bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hành nghề công chứng thì sau 12 tháng kể từ ngày chấp hành xong quyết định kỷ luật, quyết định xử phạt vi phạm hành chính mới được hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng. Tại cùng một thời điểm, một công chứng viên không được hướng dẫn nhiều hơn hai người tập sự.
Như vậy, đối với công chứng viên trước đó đã bị xử lý bằng quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hành nghề công chứng thì sau 12 tháng kể từ ngày chấp hành xong quyết định đó thì vẫn được hướng dẫn tập sự.