Trách nhiệm của Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong việc giám sát giải quyết khiếu nại và tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội là gì?
Nội dung chính
Trách nhiệm của Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong việc giám sát giải quyết khiếu nại và tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội là gì?
Trách nhiệm của Uỷ ban thường vụ Quốc hội giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội được quy định tại Điều 28 Nghị quyết 26/2004/NQ-QH11 về việc ban hành Quy chế hoạt động của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội do Quốc hội ban hành, cụ thể như sau:
- Sáu tháng một lần, Uỷ ban thường vụ Quốc hội nghe Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ban dân nguyện báo cáo về công tác dân nguyện, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và cho ý kiến về những vấn đề cần xem xét, giải quyết.
- Khi cần thiết, Uỷ ban thường vụ Quốc hội tổ chức Đoàn giám sát việc xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân hoặc giao cho Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội giám sát và báo cáo kết quả với Uỷ ban thường vụ Quốc hội; chỉ đạo Ban dân nguyện giúp Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong việc giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và định kỳ báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
- Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan, tổ chức khác có trách nhiệm nghiên cứu, thực hiện kết luận hoặc yêu cầu của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về công tác dân nguyện, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và báo cáo với Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được kết luận hoặc yêu cầu.