Trách nhiệm của cá nhân, gia đình trong phòng, chống ma túy như thế nào?
Nội dung chính
Trách nhiệm của cá nhân, gia đình trong phòng, chống ma túy như thế nào?
Cá nhân, gia đình có trách nhiệm gì trong phòng, chống ma túy? Nhờ tư vấn theo luật mới nhất.
Trả lời:
Điều 6 Luật Phòng, chống ma túy 2021 quy định trách nhiệm của cá nhân, gia đình trong phòng, chống ma túy như sau:
1. Tuyên truyền, giáo dục thành viên trong gia đình, người thân về tác hại của ma túy và thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy; quản lý, ngăn chặn thành viên trong gia đình vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy.
2. Thực hiện đúng chỉ định của người có thẩm quyền về sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất.
3. Hợp tác với cơ quan chức năng trong đấu tranh với tội phạm và tệ nạn ma túy; tham gia hỗ trợ hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng, cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện ma túy và điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; theo dõi, giúp đỡ người sau cai nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng; phòng, chống tái nghiện ma túy.
4. Cung cấp kịp thời thông tin về tội phạm, tệ nạn ma túy và việc trồng cây có chứa chất ma túy cho cơ quan công an hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tham gia xóa bỏ cây có chứa chất ma túy do chính quyền địa phương tổ chức.
Kiểm soát hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh chất ma túy?
Nhờ tư vấn quy định mới về kiểm soát hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh chất ma túy, tiền chất?
Trả lời:
Điều 17 Luật Phòng, chống ma túy 2021 quy định về kiểm soát hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc như sau:
1. Các hoạt động sau đây phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép:
a) Nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập chất ma túy, tiền chất;
b) Tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là được chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc.
2. Hoạt động quá cảnh lãnh thổ Việt Nam chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc phải theo đúng hành trình đã ghi trong giấy phép quá cảnh. Cơ quan, tổ chức thực hiện việc quá cảnh phải làm thủ tục, chịu sự kiểm soát của cơ quan Hải quan và cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Thời hạn quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy là bao nhiêu năm?
Liên quan đến những quy định mới trong lĩnh vực phòng chống ma túy thì xin hỏi thời hạn quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy sẽ là bao nhiêu năm? Và hỏi thêm nội dung quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy bao gồm những gì?
Trả lời:
Căn cứ Khoản 2, Khoản 3 Điều 23 Luật Phòng, chống ma túy 2021 quy định về nội dung trên như sau:
2. Thời hạn quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy là 01 năm kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định quản lý.
3. Nội dung quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy bao gồm:
a) Tư vấn, động viên, giáo dục, giúp đỡ người sử dụng trái phép chất ma túy để họ không tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy;
b) Xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể;
c) Ngăn chặn người sử dụng trái phép chất ma túy có hành vi gây mất trật tự, an toàn xã hội.