Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong Công an nhân dân là gì?
Nội dung chính
1. Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong Công an nhân dân là gì?
Tại Điều 6 Nghị định 22/2019/NĐ-CP quy định về tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong Công an nhân dân như sau:
1. Thủ trưởng Công an các cấp có trách nhiệm:
a) Tiếp nhận hoặc phân công cán bộ thuộc quyền quản lý tiếp nhận thông tin tố cáo;
b) Bố trí địa điểm (đối với đơn vị Công an có trụ sở độc lập) và cán bộ tiếp công dân để tiếp nhận thông tin tố cáo.
2. Thanh tra Công an các cấp hoặc người được Thủ trưởng Công an các cấp phân công tiếp nhận thông tin tố cáo có trách nhiệm giúp Thủ trưởng Công an cùng cấp tiếp nhận, phân loại, đề xuất xử lý thông tin tố cáo theo quy định của pháp luật.
3. Thủ trưởng Công an các cấp và người được giao nhiệm vụ khi tiếp nhận thông tin tố cáo, xử lý như sau:
a) Trường hợp tiếp nhận đơn tố cáo ghi rõ họ tên, địa chỉ, có chữ ký trực tiếp hoặc điểm chỉ của người tố cáo thì người tiếp nhận tố cáo phân loại, xử lý theo quy định tại Điều 24, Điều 26 của Luật Tố cáo; trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp hoặc nhiều người đến tố cáo về cùng một nội dung thì người tiếp nhận thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 23, Điều 24, Điều 26 Luật Tố cáo;
b) Trường hợp tiếp nhận thông tin có nội dung tố cáo nhưng không rõ họ tên, địa chỉ của người tố cáo hoặc qua kiểm tra, xác minh không xác định được người tố cáo hoặc người tố cáo sử dụng họ tên của người khác để tố cáo hoặc thông tin có nội dung tố cáo được phản ánh không theo hình thức quy định tại Điều 22 của Luật Tố cáo thì xử lý theo quy định tại Điều 25 của Luật Tố cáo và Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo;
c) Trường hợp tiếp nhận thông tin tố cáo mà người tố cáo có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo không đúng quy định của pháp luật thì chuyển đơn hoặc hướng dẫn người tố cáo đến Thủ trưởng Công an cấp trên trực tiếp của người đã giải quyết tố cáo để xem xét, xử lý. Thủ trưởng Công an cấp trên trực tiếp của người đã giải quyết tố cáo xem xét, xử lý hoặc giải quyết theo quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 37 của Luật Tố cáo;
d) Trường hợp tiếp nhận thông tin tố cáo về việc quá thời hạn theo quy định mà tố cáo chưa được giải quyết thì Thủ trưởng Công an cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết tố cáo xử lý theo quy định tại khoản 2, 4 Điều 38 của Luật Tố cáo;
đ) Trường hợp tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo nếu xét thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm hoặc cần áp dụng biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm thì xử lý theo quy định tại Điều 27 của Luật Tố cáo.
4. Cơ quan, đơn vị, cán bộ, chiến sĩ Công an có thẩm quyền trong việc tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo mà không tiếp nhận, xử lý theo đúng quy định của pháp luật hoặc thiếu trách nhiệm trong việc tiếp nhận, xử lý thì phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật và quy định của Bộ Công an.
2. Trách nhiệm giải quyết tố cáo và phối hợp trong việc giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong Công an nhân dân ra sao?
Tại Điều 7 Nghị định 22/2019/NĐ-CP quy định về trách nhiệm giải quyết tố cáo và phối hợp trong việc giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong Công an nhân dân như sau:
1. Cơ quan, đơn vị, cá nhân trong Công an nhân dân có thẩm quyền giải quyết tố cáo trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm:
a) Giải quyết tố cáo theo đúng quy định của pháp luật; áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; bảo đảm an toàn cho người tố cáo, người thân của người tố cáo; xử lý nghiêm minh cơ quan, đơn vị, cán bộ, chiến sĩ Công an, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có hành vi vi phạm pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình;
b) Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo trong Công an nhân dân khi chưa có kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo.
2. Cơ quan, đơn vị, cá nhân trong Công an nhân dân có thẩm quyền giải quyết tố cáo mà không giải quyết tố cáo theo đúng quy định của pháp luật, thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết tố cáo hoặc giải quyết tố cáo trái pháp luật thì phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật và quy định của Bộ Công an; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
3. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm phối hợp với người giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo theo quy định của pháp luật; áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo theo thẩm quyền; xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật theo kết luận nội dung tố cáo; xử lý cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về tố cáo.
3. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự trong Công an nhân dân như thế nào?
Tại Điều 9 Nghị định 22/2019/NĐ-CP quy định về tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự trong Công an nhân dân như sau:
Cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự với cơ quan, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền trong Công an nhân dân.
Trân trọng!