Thuốc bảo vệ thực vật nào được phép sử dụng tại Việt Nam?
Nội dung chính
Tổ chức, cá nhân nào được đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam?
Căn cứ Điều 50 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 quy định tổ chức, cá nhân được đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam:
Tổ chức, cá nhân được đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam
1. Tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất hoạt chất, thuốc kỹ thuật hoặc sản xuất thuốc thành phẩm từ thuốc kỹ thuật.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài sản xuất hoạt chất, thuốc kỹ thuật hoặc sản xuất thuốc thành phẩm từ thuốc kỹ thuật có văn phòng đại diện, công ty, chi nhánh công ty kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật đang được phép hoạt động tại Việt Nam.
3. Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có đủ điều kiện về sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật quy định tại Điều 61 và Điều 63 của Luật này được tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này ủy quyền.
Theo đó, tổ chức, cá nhân được đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam, bao gồm:
(1) Tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất hoạt chất, thuốc kỹ thuật hoặc sản xuất thuốc thành phẩm từ thuốc kỹ thuật.
(2) Tổ chức, cá nhân nước ngoài sản xuất hoạt chất, thuốc kỹ thuật hoặc sản xuất thuốc thành phẩm từ thuốc kỹ thuật có văn phòng đại diện, công ty, chi nhánh công ty kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật đang được phép hoạt động tại Việt Nam.
(3) Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có đủ điều kiện về sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật được tổ chức, cá nhân tại mục (1), (2) ủy quyền.
Đối với cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
- Điều kiện về cơ sở vật chất - kỹ thuật được quy định như sau:
+ Cơ sở sản xuất thuốc có địa điểm, nhà xưởng, kho thuốc, bảo đảm về diện tích, khoảng cách an toàn cho người, vật nuôi và môi trường theo đúng quy định, phù hợp với quy mô sản xuất;
+ Máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ phù hợp với loại thuốc bảo vệ thực vật được sản xuất;
+ Có hệ thống xử lý chất thải bảo đảm xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
+ Có đủ trang thiết bị để kiểm tra chất lượng thuốc bảo vệ thực vật do mình sản xuất ra.
+ Trường hợp không có đủ trang thiết bị thì phải có hợp đồng kiểm tra chất lượng với tổ chức được chỉ định kiểm tra chất lượng thuốc bảo vệ thực vật đối với mỗi lô sản phẩm xuất xưởng.
- Điều kiện về nhân lực được quy định như sau:
+ Người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất của cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành hóa học, bảo vệ thực vật, sinh học;
+ Người lao động trực tiếp sản xuất thuốc bảo vệ thực vật phải được huấn luyện, bồi dưỡng về chuyên môn phù hợp.
Đối với điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
- Tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
+ Có địa điểm hợp pháp, bảo đảm về diện tích, khoảng cách an toàn cho người, vật nuôi và môi trường theo đúng quy định;
+ Có kho thuốc đúng quy định, trang thiết bị phù hợp để bảo quản, xử lý thuốc bảo vệ thực vật khi xảy ra sự cố;
+ Chủ cơ sở buôn bán thuốc và người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật phải có trình độ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, sinh học, hóa học hoặc có giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật.
Thuốc bảo vệ thực vật nào được phép sử dụng tại Việt Nam?
Căn cứ khoản 1 Điều 1 Thông tư 09/2023/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Ban hành kèm theo Thông tư này
1. Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, Phụ lục I kèm theo Thông tư này, gồm:
a) Thuốc sử dụng trong nông nghiệp:
- Thuốc trừ sâu: 712 hoạt chất với 1725 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ bệnh: 683 hoạt chất với 1561 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ cỏ: 260 hoạt chất với 791 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ chuột: 08 hoạt chất với 43 tên thương phẩm.
- Thuốc điều hoà sinh trưởng: 60 hoạt chất với 178 tên thương phẩm.
- Chất dẫn dụ côn trùng: 08 hoạt chất với 08 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ ốc: 31 hoạt chất với 152 tên thương phẩm.
- Chất hỗ trợ (chất trải): 05 hoạt chất với 06 tên thương phẩm.
...
Theo đó, danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, bao gồm:
(1) Thuốc sử dụng trong nông nghiệp:
- Thuốc trừ sâu: 712 hoạt chất với 1725 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ bệnh: 683 hoạt chất với 1561 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ cỏ: 260 hoạt chất với 791 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ chuột: 08 hoạt chất với 43 tên thương phẩm.
- Thuốc điều hoà sinh trưởng: 60 hoạt chất với 178 tên thương phẩm.
- Chất dẫn dụ côn trùng: 08 hoạt chất với 08 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ ốc: 31 hoạt chất với 152 tên thương phẩm.
- Chất hỗ trợ (chất trải): 05 hoạt chất với 06 tên thương phẩm.
(2) Thuốc trừ mối: 16 hoạt chất với 23 tên thương phẩm.
(3) Thuốc bảo quản lâm sản: 07 hoạt chất với 08 tên thương phẩm.
(4) Thuốc khử trùng kho: 03 hoạt chất với 09 tên thương phẩm.
(5) Thuốc sử dụng cho sân golf:
- Thuốc trừ bệnh: 02 hoạt chất với 02 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ cỏ: 01 hoạt chất với 01 tên thương phẩm.
- Thuốc điều hoà sinh trưởng: 01 hoạt chất với 01 tên thương phẩm.
(6) Thuốc xử lý hạt giống:
+ Thuốc trừ sâu: 10 hoạt chất với 16 tên thương phẩm.
(7) Thuốc bảo quản nông sản sau thu hoạch
+ 01 hoạt chất với 01 tên thương phẩm.
Thuốc bảo vệ thực vật bị loại khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 49 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 quy định thuốc bảo vệ thực vật bị loại khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam trong trường hợp sau đây:
- Có bằng chứng khoa học về thuốc bảo vệ thực vật gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, vật nuôi, hệ sinh thái, môi trường;
- Thuốc bảo vệ thực vật hiệu lực thấp đối với sinh vật gây hại;
- Thuốc bảo vệ thực vật của các tổ chức, cá nhân đăng ký tự nguyện rút khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.