16:20 - 13/11/2024

Thuế thu nhập cá nhân của ngành dầu khí

Trợ cấp độc hai: Doanh nghiệp Cổ phần (vốn tư nhân) chuyên cung cấp thiết bị, máy móc và dịch vụ kỹ thuật cho ngành dầu khí. Doanh nghiệp có đội ngũ nhân viên chuyên thực hiện các dịch vụ kỹ thuật (ký Hợp đồng với các nhà thầu nước ngoài cung cấp thiết bị cho ngành dầu khí tại Việt Nam/nước ngoài và nhận các đơn hàng từ các Cty nước ngoài này): Bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị trên giàn khoan dầu khí, ... + Đối với các doanh nghiệp dầu khí (như Vietsovpetro, ...) thì người lao động có khoản trợ cấp off-shore (đi giàn) và khoản thu nhập này không chịu thuế TNCN. + Đối với Doanh nghiệp cổ phần tư nhân thì có được hưởng quy chế này hay không. Nếu có thì phải theo quy định nào hay tự doanh nghiệp tự xây dựng và người lao động sẽ được miễn thuế TNCN đối với phần trợ cấp off-shore này. 2. Làm việc ngoài giờ: Theo quy định của Luật lao động thì làm ngoài giờ tối đa chỉ được 300 giờ/năm. Tuy nhiên do đặc thù công việc đi Giàn khoàn thì các kỹ sư luôn làm việc trên 10 giờ/ngày và không kể ngày thứ Bày, Chủ nhật hay ngày lễ (vì phài thực hiện đúng tiến độ của Nhà thầu nước ngoài và chủ đầu tư). Vì vậy thời gian làm ngoài giờ chắc chắn > 300 giờ/năm. Xin tư vấn: + Cách tính ngoài giờ thế nào là hợp lý. + Nếu làm > 300 giờ/năm và người lao động cam kết không khiếu nài thì phải làm thủ tục gì. + Chí tiền lương ngoài giờ của người lao động được công ty tính toán, đưa vào bảng lương và thanh toán chuyển khoản 100%. Vậy đối với chi phí lương ngoài giờ phần trên 300 giờ/năm có được coi là chi phí hợp lệ để tính trừ vào thu nhập tính thuế TNDN hay không?

Nội dung chính

    Thuế thu nhập cá nhân của ngành dầu khí

    Liên quan đến thắc mắc của anh, TVPL phản hồi như sau:    
    1. Tại Tiết b.4 điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm là khoản thu nhập không phải chịu thuế TNCN.    
    Phụ cấp đi giàn khoan được xem là phụ cấp đối với công việc nguy hiểm nên không phải chịu thuế TNCN    
    2. Vấn đề làm thêm giờ:    
    Vấn đề làm thêm giờ thực hiện theo quy định tại Điều 106 Bộ Luật lao động 2012, cụ thể:    
    1. Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.    
    2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:    
    a) Được sự đồng ý của người lao động;    
    b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;    
    c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ."    
    Như vậy việc công ty tổ chức cho người lao động làm thêm giờ quá 300h/năm là trái với quy định Pháp luật lao động, không được chấp nhận dù được sự đồng ý của người lao động và có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 14 Nghị định 95/2013/NĐ-CP    
    Đối với vấn đề thuếTNDN liên quan đến việc làm thêm giờ như anh nêu, hiện nay không có quy định cụ thể. Tuy nhiên, nêu xét trên tính thống nhất của quy  định pháp luật thì chi phí này cũng không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN

    11