Thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân cá nhân được huy động có được hưởng tiền công từ tháng 7 2025 không?
Nội dung chính
Thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân cá nhân được huy động có được hưởng tiền công từ tháng 7 2025 không?
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 41 Luật Phòng không nhân dân 2024 quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của cá nhân đối với phòng không nhân dân
1. Cá nhân có quyền sau đây:
a) Được thông tin các nội dung liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân theo quy định;
b) Tham gia hoạt động phòng không nhân dân trong diễn tập khu vực phòng thủ cấp tỉnh, cấp huyện và diễn tập chiến đấu cấp xã trong khu vực phòng thủ;
c) Được hưởng tiền công lao động khi được huy động tham gia thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân theo quyết định huy động của người có thẩm quyền;
d) Trong thời gian huy động thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân được hưởng đầy đủ chế độ, chính sách theo quy định tại Điều 44 của Luật này; sau khi hoàn thành nhiệm vụ huy động, công dân được tiếp tục bố trí công việc phù hợp, không thấp hơn vị trí công tác trước khi được huy động;
đ) Tự nguyện tham gia lực lượng phòng không nhân dân khi được người có thẩm quyền cho phép; được hưởng chế độ, chính sách như lực lượng phòng không nhân dân được huy động.
...
Theo đó, cá nhân được huy động thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân theo quyết định huy động của người có thẩm quyền được hưởng tiền công lao động.
Bên cạnh đó, trong thời gian huy động thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân được hưởng đầy đủ chế độ, chính sách theo quy định tại Điều 44 của Luật Phòng không nhân dân 2024, cụ thể như sau:
- Người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước khi được huy động làm nhiệm vụ phòng không nhân dân tại địa phương, cơ quan, tổ chức được hưởng nguyên lương, các loại phụ cấp hiện hưởng và được hỗ trợ tiền ăn, tiền tàu xe theo quy định của pháp luật.
- Người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước khi được huy động tập huấn, bồi dưỡng, huấn luyện, diễn tập, làm nhiệm vụ phòng không nhân dân theo quyết định của cấp có thẩm quyền được Nhà nước chi trả tiền công lao động theo ngày huy động đảm bảo không thấp hơn mức tiền công hiện hưởng, trường hợp không có thu nhập ổn định thì đảm bảo không thấp hơn mức thu nhập trung bình tại địa phương và được hỗ trợ tiền ăn, tiền tàu xe theo quy định của pháp luật.
- Trong thời gian huy động tập huấn, bồi dưỡng, huấn luyện diễn tập, làm nhiệm vụ phòng không nhân dân, nếu bị thương được xem xét giải quyết chính sách thương binh hoặc người được hưởng chính sách như thương binh, nếu hy sinh được xem xét công nhận là liệt sĩ theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng. Trường hợp bị ốm, đau, tai nạn hoặc chết trong thời gian thực hiện nhiệm vụ nếu không tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thì được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của Chính phủ.
- Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân tham gia hoạt động phòng không nhân dân có thành tích thì được khen thưởng; bị thiệt hại về tài sản thì được bồi thường; bị tổn hại về danh dự, nhân phẩm thì được khôi phục; người bị thương tích, tổn hại sức khỏe, thiệt hại tính mạng thì bản thân hoặc gia đình được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
- Chủ sở hữu tài sản sử dụng vào hoạt động phòng không nhân dân trong thời bình được bồi thường khi tài sản bị thiệt hại. Việc bồi thường thiệt hại thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Lưu ý: Luật Phòng không nhân dân 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân cá nhân được huy động có được hưởng tiền công từ tháng 7 2025 không? (Hình từ Internet)
Cá nhân có nghĩa vụ đối với phòng không nhân dân như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 41 Luật Phòng không nhân dân 2024 quy định cá nhân có các nghĩa vụ sau đây đối với phòng không nhân dân:
- Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ phòng không nhân dân theo kế hoạch của địa phương, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;
- Chấp hành đúng quyết định điều động, huy động nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị cho nhiệm vụ phòng không nhân dân;
- Thực hiện hướng dẫn, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền trong việc thực hiện các biện pháp phòng tránh địch đột nhập, tiến công đường không;
- Tuyên truyền, vận động gia đình, quần chúng nhân dân chấp hành quy định của pháp luật về phòng không nhân dân.
Lưu ý: Luật Phòng không nhân dân 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có quyền và nghĩa vụ gì đối với phòng không nhân dân?
Căn cứ Điều 40 Luật Phòng không nhân dân 2024 quy định về quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đối với phòng không nhân dân như sau:
(1) Quyền của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đối với phòng không nhân dân
- Tiếp cận thông tin về phòng không nhân dân do các cơ quan có thẩm quyền ban hành;
- Tham gia xây dựng kế hoạch phòng không nhân dân tại địa phương khi có yêu cầu;
- Tham gia đầu tư xây dựng công trình phòng không nhân dân;
- Được hỗ trợ, bồi thường khi bị thiệt hại do thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân theo quy định của pháp luật.
(2) Nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đối với phòng không nhân dân
- Tuyên truyền, vận động Nhân dân và thành viên cơ quan, tổ chức doanh nghiệp mình chấp hành quy định của pháp luật về phòng không nhân dân;
- Chấp hành quyết định huy động lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân; chấp hành hướng dẫn, yêu cầu của cơ quan, cấp có thẩm quyền trong việc thực hiện các biện pháp phòng tránh địch đột nhập, tiến công đường không;
- Thực hiện kế hoạch phòng không nhân dân của địa phương, các phương án phòng, tránh địch đột nhập, tiến công đường không; tham gia bảo vệ công trình phòng không nhân dân.
Lưu ý: Luật Phòng không nhân dân 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025