10:53 - 01/10/2024

Theo quy định hiện nay đại biểu Quốc hội có quyền bất khả xâm phạm phải hay không?

Theo quy định hiện nay đại biểu Quốc hội có quyền bất khả xâm phạm phải hay không? Văn bản nào hiện đang quy định về vấn đề này?

Nội dung chính

    Theo quy định hiện nay đại biểu Quốc hội có quyền bất khả xâm phạm phải hay không?

    Theo Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội 1977, Ðại biểu Quốc hội là người được nhân dân trực tiếp bầu ra, là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước trong Quốc hội.

    Vị trí pháp lý của đại biểu Quốc hội được bắt đầu sau khi Quốc hội đã xác nhận tư cách đại biểu tại phiên họp đầu tiên của kỳ thứ nhất mỗi khóa Quốc hội. Nhiệm kỳ của Ðại biểu Quốc hội được tính từ kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá đó đến kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa sau.

    Trong số các đại biểu Quốc hội có những đại biểu làm việc theo chế độ chuyên trách và có những đại biểu làm việc theo chế độ không chuyên trách.

    Số lượng đại biểu Quốc hội làm việc theo chế độ chuyên trách do Quốc hội quyết định.

    Quyền hạn

    Theo quy định, đại biểu Quốc hội có một số quyền: Quyền trình dự án luật: Quốc hội có trình kiến nghị về luật, pháp lệnh; trình dự án luật, pháp lệnh theo trình tự do pháp luật quy định; Quyền chất vấn: Ðại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Cơ quan và cá nhân bị chất vấn có nghĩa vụ trả lời chất vấn.

    Trong thời gian giữa hai kỳ họp, chất vấn được gửi đến Uỷ ban thường vụ Quốc hội để chuyển đến cơ quan hoặc người bị chất vấn và quyết định thời hạn trả lời chất vấn. Tuỳ theo nội dung và tính chất của chất vấn, Uỷ ban thường vụ Quốc hội có thể quyết định người bị chất vấn phải trả lời chất vấn trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

    Đặc biệt, Đại biểu Quốc hội có Quyền bất khả xâm phạm. Cụ thể, Ðại biểu Quốc hội được pháp luật bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Những hành vi cản trở đại biểu Quốc hội thực hiện nhiệm vụ sẽ bị xử lý theo pháp luật.

    Ðại biểu Quốc hội không thể bị cơ quan, đơn vị nơi đại biểu làm việc cách chức, buộc thôi việc nếu không có sự đồng ý của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

    Nhưng theo quy định của pháp luật, trong thời gian Quốc hội không họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có quyền tạm đình chỉ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội để phục vụ công tác điều tra, truy tố.

    3