15:36 - 12/11/2024

Thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng của văn phòng Thừa phát lại được quy định ra sao?

Tôi đang tìm hiểu quy định của pháp luật về chế định Thừa phát lại. Cho tôi hỏi: Thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng của văn phòng Thừa phát lại được quy định ra sao? Tôi có thể tìm hiểu vấn đềnày tại văn bản pháp luật nào?

Nội dung chính

    Thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng của văn phòng Thừa phát lại được quy định ra sao?

    Thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng của văn phòng Thừa phát lại được quy định tại Điều 25 Nghị định 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh và Nghị định 135/2013/NĐ-CP và được sửa đổi bởi Khoản 8 Điều 2 Nghị định 135/2013/NĐ-CP. Có quy định về vấn đề bạn hỏi như sau:

    - Thừa phát lại có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự, trừ các trường hợp quy định tại Điều 6 của Nghị định này; các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng; vi phạm bí mật đời tư theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật dân sự; các trường hợp thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng hoặc thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

    - Thừa phát lại được lập vi bằng các sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại

    Trên đây là nội dung câu trả lời về thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng của văn phòng Thừa phát lại. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tạiNghị định 61/2009/NĐ-CP.

    6