Thẩm định thành lập một đơn vị sự nghiệp công lập đòi hỏi phải xem xét các nội dung nào?
Nội dung chính
Thẩm định thành lập một đơn vị sự nghiệp công lập đòi hỏi phải xem xét các nội dung nào?
Căn cứ Khoản 2 Điều 13 Nghị định 120/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực từ ngày 1/12/2020) có quy định nội dung thẩm định thành lập đơn vị sự nghiệp công lập, bao gồm:
- Sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập đơn vị sự nghiệp công lập;
- Mục tiêu, phạm vi, đối tượng, tên gọi, loại hình tổ chức, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức; vị trí việc làm, số lượng người làm việc và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp; cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;
- Hồ sơ, thủ tục thành lập đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định;
- Điều kiện bảo đảm hoạt động đối với đơn vị sự nghiệp công lập khi được thành lập;
- Việc đáp ứng các tiêu chí, điều kiện thành lập và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật;
- Tính khả thi của việc thành lập đơn vị sự nghiệp công lập;
- Dự thảo văn bản của cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp công lập; dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
Đối với những vấn đề chưa rõ hoặc còn có ý kiến khác nhau thì cơ quan, tổ chức thẩm định yêu cầu cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập đơn vị sự nghiệp công lập phải có văn bản giải trình bổ sung hoặc theo ủy quyền của người có thẩm quyền quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức họp với cơ quan, tổ chức trình đề án và các cơ quan có liên quan để làm rõ và báo cáo cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định.