08:57 - 05/11/2024

Tên trường phổ thông dân tộc bán trú được quy định đặt như thế nào?

Tên trường phổ thông dân tộc bán trú được quy định đặt như thế nào?

Nội dung chính

    Tên trường phổ thông dân tộc bán trú được quy định đặt như thế nào?

    Căn cứ Điều 5 Quy chế Tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú ban hành theo Thông tư 03/2023/TT-BGDĐT (có hiệu lực từ ngày 18/03/2023) quy định về tên trường phổ thông dân tộc bán trú như sau:

    Tên trường, biển tên trường

    1. Tên trường được quy định như sau: Trường phổ thông dân tộc bán trú + cấp học (tiểu học; trung học cơ sở; tiểu học và trung học cơ sở) + tên riêng của trường.

    2. Tên trường được ghi trên quyết định thành lập trường, con dấu của trường, biển tên trường và giấy tờ giao dịch.

    3. Biển tên trường ghi những nội dung sau:

    a) Góc phía trên bên trái:

    - Dòng thứ nhất: Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) và tên huyện;

    - Dòng thứ hai: Phòng Giáo dục và Đào tạo.

    b) Ở giữa ghi tên trường theo quy định tại khoản 1 của Điều này. Đối với trường PTDTBT tiểu học, trường PTDTBT tiểu học và trung học cơ sở có điểm trường, tên điểm trường ghi dưới tên trường.

    c) Dưới cùng ghi địa chỉ, số điện thoại, email, website (nếu có) của nhà trường.

    Như vậy, tên trường phổ thông dân tộc bán trú sẽ được đặt như sau:

    Trường phổ thông dân tộc bán trú + cấp học (tiểu học; trung học cơ sở; tiểu học và trung học cơ sở) + tên riêng của trường.

    Hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú gồm những trường nào?

    Theo khoản 3 Điều 3 Quy chế Tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú ban hành theo Thông tư 03/2023/TT-BGDĐT (có hiệu lực từ ngày 18/03/2023) quy định về hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú như sau:

    Trường phổ thông dân tộc bán trú

    1. Trường PTDTBT được Nhà nước thành lập cho học sinh dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm góp phần thực hiện bình đẳng trong tiếp cận giáo dục và mục tiêu phát triển bền vững lĩnh vực giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

    2. Trường PTDTBT bảo đảm ổn định tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số và tỷ lệ học sinh bán trú như sau:

    a) Tỷ lệ học sinh là người dân tộc thiểu số: Có ít nhất 50% trong tổng số học sinh của toàn trường là người dân tộc thiểu số.

    b) Tỷ lệ học sinh bán trú:

    - Đối với trường PTDTBT tiểu học: Có ít nhất 20% học sinh bán trú;

    - Đối với trường PTDTBT trung học cơ sở: Có ít nhất 45% học sinh bán trú;

    - Đối với trường PTDTBT tiểu học và trung học cơ sở: Có ít nhất 32,5% học sinh bán trú hoặc có ít nhất 20% học sinh tiểu học bán trú và 45% học sinh trung học cơ sở bán trú.

    3. Hệ thống trường PTDTBT gồm có:

    a) Trường PTDTBT tiểu học;

    b) Trường PTDTBT trung học cơ sở;

    c) Trường PTDTBT tiểu học và trung học cơ sở.

    Theo đó, hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú gồm:

    +) Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học;

    +) Trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở;

    +) Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở.

    Hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc bán trú có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?

    Tại Điều 3 Quy chế Tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú ban hành theo Thông tư 03/2023/TT-BGDĐT (có hiệu lực từ ngày 18/03/2023) quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc bán trú như sau:

    Nhiệm vụ và quyền của hiệu trưởng

    Hiệu trưởng trường PTDTBT thực hiện các nhiệm vụ và quyền quy định tại Điều lệ trường phổ thông, ngoài ra còn có các nhiệm vụ và quyền sau:

    1. Nắm vững chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, hiểu biết về văn hóa, phong tục, tập quán các dân tộc thiểu số và đặc điểm tâm lý học sinh dân tộc của địa phương.

    2. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ của trường PTDTBT quy định tại Điều 4 của Quy chế này.

    3. Phối hợp với chính quyền, cơ quan đoàn thể, tổ chức xã hội ở địa phương trong việc quản lý, giáo dục, nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh bán trú.

    4. Được bồi dưỡng nâng cao năng lực về kiến thức dân tộc, tiếng dân tộc thiểu số, quản lý giáo dục học sinh bán trú, quản lý các hoạt động giáo dục đặc thù và được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của Nhà nước.

    Căn cứ quy định trên, hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc bán trú có những nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

    - Nắm vững chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, hiểu biết về văn hóa, phong tục, tập quán các dân tộc thiểu số và đặc điểm tâm lý học sinh dân tộc của địa phương.

    - Tổ chức thực hiện nhiệm vụ của trường phổ thông dân tộc bán trú gồm:

    + Tổ chức xét duyệt học sinh bán trú theo quy định của Chính phủ.

    + Tổ chức quản lý, giáo dục, nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh bán trú.

    + Tổ chức các hoạt động giáo dục theo quy định tại khoản 2 Điều 11 của Quy chế này.

    + Thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh theo quy định của Nhà nước.

    + Thực hiện xã hội hóa để phục vụ các hoạt động giáo dục của nhà trường.

    + Phối hợp với gia đình và xã hội trong thực hiện quản lý, giáo dục, nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh bán trú.

    - Phối hợp với chính quyền, cơ quan đoàn thể, tổ chức xã hội ở địa phương trong việc quản lý, giáo dục, nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh bán trú.

    - Được bồi dưỡng nâng cao năng lực về kiến thức dân tộc, tiếng dân tộc thiểu số, quản lý giáo dục học sinh bán trú, quản lý các hoạt động giáo dục đặc thù và được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của Nhà nước.

    240
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ