11:09 - 02/10/2024

Quy định về việc khử nhiễm, xử lý chất thải, phòng ngừa, xử lý và khắc phục sự cố trong các phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp I là gì

Quy định về việc khử nhiễm, xử lý chất thải, phòng ngừa, xử lý và khắc phục sự cố trong các phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp I là gì và làm thế nào để đảm bảo thực hiện hiệu quả?

Nội dung chính

    Quy định về việc khử nhiễm, xử lý chất thải, phòng ngừa, xử lý và khắc phục sự cố trong các phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp I là gì

    Theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Thông tư 37/2017/TT-BYT quy định về thực hành bảo đảm an toàn sinh học trong phòng xét nghiệm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành có hiệu lực từ ngày 15/12/2017 thì hoạt động khử nhiễm, xử lý chất thải, phòng ngừa, xử lý và khắc phục sự cố an toàn sinh học trong phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp I được quy định cụ thể như sau:

    - Có và tuân thủ quy trình về khử nhiễm và xử lý chất thải y tế;

    - Phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải theo quy định tại Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYTBTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải y tế;

    - Khử trùng bề mặt khu vực làm việc sau khi kết thúc thực hiện xét nghiệm hoặc khi tràn đổ mẫu bệnh phẩm chứa tác nhân gây bệnh;

    - Tất cả thiết bị, dụng cụ phải được vệ sinh sạch sẽ, khử trùng trước khi bảo dưỡng, sửa chữa hoặc vận chuyển ra khỏi phòng xét nghiệm;

    - Có và tuân thủ quy trình đánh giá nguy cơ sinh học, xử lý sự cố trong đó quy định việc thực hiện báo cáo tất cả các sự cố xảy ra trong phòng xét nghiệm;

    - Lưu hồ sơ sự cố và biện pháp xử lý sự cố ít nhất 3 năm.

    Trên đây là nội dung tư vấn về hoạt động khử nhiễm, xử lý chất thải, phòng ngừa, xử lý và khắc phục sự cố an toàn sinh học trong phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp I. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại  Thông tư 37/2017/TT-BYT.

    2