17:27 - 11/11/2024

Quy định về kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân?

Quy định về vấn đề kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân? Các công tác của Viện kiểm sát nhân dân khi thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp? Các công tác của Viện kiểm sát nhân dân khi thực hiện chức năng thực hành quyền công tố?

Nội dung chính

    Quy định về kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân?

    Kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân được quy định như thế nào? Và được quy định cụ thể ở đâu? Em tên là Lê Như Quỳnh, hiện đang là sinh viên năm 2 Trường Đại học Văn Lang. Em đang có một vấn đề thắc mắc rất mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập: quyền kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân được quy định ra sao? Rất mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn. 

    Trả lời: Kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân đã được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 5 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014.

    Theo đó, quyền kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân được quy định như sau: Trường hợp hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp có vi phạm pháp luật ít nghiêm trọng không thuộc trường hợp kháng nghị thì Viện kiểm sát nhân dân kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân đó khắc phục vi phạm pháp luật và xử lý nghiêm minh người vi phạm pháp luật; nếu phát hiện sơ hở, thiếu sót trong hoạt động quản lý thì kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan khắc phục và áp dụng các biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm. Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm xem xét, giải quyết, trả lời kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân theo quy định của pháp luật.

    Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về quyền kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014.

    Các công tác của Viện kiểm sát nhân dân khi thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp

    Các công tác của Viện kiểm sát nhân dân khi thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp được quy định như thế nào? Và được quy định cụ thể ở đâu? Gần đây, do nhu cầu công việc nên em có tìm hiểu về hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân và có một câu hỏi muốn nhờ Ban biên tập tư vấn giúp: chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân thể hiện qua các công tác nào? Rất mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn. Em là Hải Băng (email: bang***gmail.com).

    Trả lời: Các công tác của Viện kiểm sát nhân dân khi thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp đã được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 6 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014.

    Theo đó, Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp bằng các công tác sau đây:

    a) Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố;

    b) Kiểm sát việc khởi tố, điều tra vụ án hình sự;

    c) Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng trong giai đoạn truy tố;

    d) Kiểm sát việc xét xử vụ án hình sự;

    đ) Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự;

    e) Kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật;

    g) Kiểm sát việc thi hành án dân sự, thi hành án hành chính;

    h) Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền;

    i) Kiểm sát hoạt động tương trợ tư pháp.

    Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về các công tác của Viện kiểm sát nhân dân khi thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014.

    Các công tác của Viện kiểm sát nhân dân khi thực hiện chức năng thực hành quyền công tố

    Các công tác của Viện kiểm sát nhân dân khi thực hiện chức năng thực hành quyền công tố được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi tên là Bình Minh (quê ở Hã Tĩnh). Hiện tôi đang làm việc tại Uỷ ban nhân dân tỉnh X. Tôi muốn nhờ Ban biên tập tư vấn giúp: có các công tác nào của Viện kiểm sát nhân dân khi thực hiện chức năng thực hành quyền công tố? Rất mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn.

    Trả lời: Các công tác của Viện kiểm sát nhân dân khi thực hiện chức năng thực hành quyền công tố đã được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 6 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014.

    Theo đó, Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng thực hành quyền công tố bằng các công tác sau đây:

    a) Thực hành quyền công tố trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố;

    b) Thực hành quyền công tố trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự;

    c) Thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố tội phạm;

    d) Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự;

    đ) Điều tra một số loại tội phạm;

    e) Thực hành quyền công tố trong hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự.

    Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về các công tác của Viện kiểm sát nhân dân khi thực hiện chức năng thực hành quyền công tố. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014.

    Trân trọng!

    62
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ