09:53 - 14/11/2024

Quy định về hình thức mẫu dấu TUYỆT MẬT

Tôi đang là sinh viên năm cuối trường Đại học Luật Hà Nội, hiện tại tôi đang muốn tìm hiểu một số thông tin liên quan đến quy định về tài liệu, vật mang bí mật nhà nước. Thế nên, tôi có thắc mắc này mong nhận được sự tư vấn từ các anh/chị trong Ban biên tập. Hình thức mẫu dấu "TUYỆT MẬT" được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định chi tiết nội dung này? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi chân thành cảm ơn anh/chị rất nhiều.

Nội dung chính

    Quy định về hình thức mẫu dấu TUYỆT MẬT

    Mẫu dấu "TUYỆT MẬT" được quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 16 Thông tư 33/2015/TT-BCA hướng dẫn thực hiện Nghị định 33/2002/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành như sau:

    Mẫu dấu "TUYỆT MẬT": Hình chữ nhật, kích thước 40mm x 8mm, có hai đường viền xung quanh, khoảng cách giữa hai đường viền là 01 mm; bên trong của hai đường viền là chữ “TUYỆT MẬT” được trình bày bằng chữ in hoa, kiểu chữ đứng, đậm; cách đều đường viền bên ngoài là 02mm (mẫu dấu độ TUYỆT MẬT thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục I);

    Ngoài ra, còn một số quy định khác liên quan đến mẫu dấu này cần phải chú ý như:

    - Phông chữ được sử dụng đối với các mẫu dấu mật và mẫu biển cấm là phông chữ tiếng Việt của bộ mã ký tự Unicode theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001.

    - Mực dùng để đóng các loại con dấu mật là mực màu đỏ tươi.

    - Vị trí đóng các con dấu mật được thực hiện theo Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này. Không in sẵn dấu chỉ độ mật vào tài liệu bí mật nhà nước. Trong trường hợp đặc biệt, tài liệu, sách được in, xuất bản với số lượng lớn thì phải in dấu chỉ độ mật bằng mực màu đỏ tươi ở bên ngoài tài liệu, bìa sách.

    Trên đây là nội dung tư vấn về Mẫu dấu "TUYỆT MẬT". Để có thể hiểu chi tiết hơn về quy định này bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 33/2015/TT-BCA.

    4