Phòng giáo dục và đào tạo cùng sở giáo dục và đào tạo thực hiện công tác kiểm tra ra sao?
Nội dung chính
Phòng giáo dục và đào tạo cùng sở giáo dục và đào tạo thực hiện công tác kiểm tra ra sao?
Công tác kiểm tra của sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo được quy định tại Tiểu mục 1 Mục III Phần D Thông tư 24/2016/TT-BGDĐT Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ cộng tác viên thanh tra giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành như sau:
Công tác kiểm tra của sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo
(1) Thẩm quyền, đối tượng, phương pháp, hình thức kiểm tra
- Thẩm quyền kiểm tra: Giám đốc sở giáo dục và đào tạo, Trưởng phòng giáo dục và đào tạo quyết định phương pháp kiểm tra, hình thức kiểm tra và tiến hành kiểm tra.
- Đối tượng kiểm tra:
Đối tượng kiểm tra của sở giáo dục và đào tạo: Là các phòng giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục trực thuộc sở, cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý chuyên môn của sở giáo dục và đào tạo và thẩm quyền quản lý theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Đối tượng kiểm tra của phòng giáo dục và đào tạo: Là các cơ sở giáo dục, cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý chuyên môn của phòng giáo dục và đào tạo và thẩm quyền quản lý theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra thường xuyên hoặc kiểm tra theo quy trình
+ Kiểm tra thường xuyên là hoạt động kiểm tra diễn ra thường xuyên, bằng nhiều phương pháp khác nhau, kiểm tra các nội dung quản lý của thủ trưởng cơ quan.
+ Kiểm tra theo quy trình là hoạt động kiểm tra một số nội dung quản lý của thủ trưởng cơ quan, được thực hiện theo trình tự thủ tục nhất định do cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền ban hành.
- Hình thức kiểm tra: Kiểm tra theo kế hoạch hoặc kiểm tra đột xuất.
(2) Nội dung kiểm tra
- Kiểm tra việc thành lập, tổ chức, xây dựng kế hoạch, xây dựng quy chế, hoạt động của cơ sở giáo dục.
- Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Kiểm tra việc quản lý, sử dụng các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục (đội ngũ, kinh phí, cơ sở vật chất).
- Kiểm tra công tác thanh tra nội bộ (kiểm tra nội bộ), giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo.
- Trách nhiệm quản lý của người đứng đầu cơ sở giáo dục.
(3) Kiểm tra theo quy trình
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra năm học.
- Quy trình kiểm tra
+ Ban hành quyết định kiểm tra;
+ Xây dựng kế hoạch tiến hành kiểm tra;
+ Thực hiện kiểm tra: xem xét, xác minh các nội dung kiểm tra: lập biên bản kiểm tra; báo cáo kết quả kiểm tra;
+ Thông báo kết quả kiểm tra hoặc Kết luận kiểm tra.
- Thực hiện xử lý sau kiểm tra.
- Lưu trữ hồ sơ.