Phê duyệt chủ trương đầu tư xem xét nội dung nào của báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án đầu tư công?
Nội dung chính
Nội dung báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C được hướng dẫn như thế nào?
Theo Mục 2 Công văn 5015/CV-TCT năm 2022 hướng dẫn nội dung về thực hiện dự án đầu tư công do Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thực hiện dự án đầu tư ban hành như sau:
Theo quy định tại Điều 31 Luật Đầu tư công 2019, nội dung báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án là:
- Sự cần thiết đầu tư, các điều kiện để thực hiện đầu tư, đánh giá về sự phù hợp với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch đầu tư;
- Mục tiêu, quy mô, địa điểm và phạm vi đầu tư;
- Dự kiến tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư, khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công và việc huy động các nguồn vốn, nguồn lực khác để thực hiện dự án;
- Dự kiến tiến độ triển khai thực hiện đầu tư, dự kiến kế hoạch bố trí vốn phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng huy động các nguồn lực theo thứ tự ưu tiên hợp lý, bảo đảm đầu tư tập trung, có hiệu quả;
- Xác định sơ bộ chi phí liên quan trong quá trình thực hiện và chi phí vận hành dự án sau khi hoàn thành;
- Phân tích, đánh giá sơ bộ tác động về môi trường; xác định sơ bộ hiệu quả đầu tư về kinh tế - xã hội;
- Phân chia các dự án thành phần (nếu có);
- Giải pháp tổ chức thực hiện.
Do đó, việc thẩm định dự án phức tạp, phải khẳng định nhiều nội dung như quy mô, tổng mức đầu tư, hiệu quả dự án....
Vì vậy, đề nghị chỉ nên quy định nội dung thẩm định đơn giản chỉ là sự phù hợp với các quy hoạch về kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng, quy hoạch ngành
Phê duyệt chủ trương đầu tư xem xét nội dung nào của báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án đầu tư công? (Hình từ internet)
Chủ trương đầu tư được quy định như thế nào?
Theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Luật Đầu tư công 2019 quy định như sau:
- Chủ trương đầu tư là quyết định của cấp có thẩm quyền về các nội dung chủ yếu của chương trình, dự án đầu tư, nhằm làm căn cứ để lập, trình, phê duyệt quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư, quyết định phê duyệt về báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư công.
Phê duyệt chủ trương đầu tư xem xét nội dung nào của báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án đầu tư công?
Theo Mục 2 Công văn 5015/CV-TCT năm 2022 hướng dẫn nội dung về thực hiện dự án đầu tư công do Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thực hiện dự án đầu tư ban hành như sau:
- Chủ trương đầu tư có ý nghĩa quan trọng, khẳng định sự cần thiết, tính khả thi của dự án, góp phần hạn chế tình trạng phê duyệt dự án tràn lan, phê duyệt dự án khi chưa cân đối được nguồn vốn, giảm tối đa tình trạng, thất thoát lãng phí đầu tư công trong thời gian qua.
- Từ đó nâng cao chất lượng chuẩn bị đầu tư dự án, các dự án đưa vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn phải được lựa chọn phù hợp với mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, được phê duyệt chủ trương đầu tư theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Luật Đầu tư công, góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng, tính khả thi kế hoạch đầu tư công trung hạn và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
- Do đó, nếu bước phê duyệt chủ trương đầu tư chỉ xem xét phù hợp với quy hoạch mà không xem xét đến quy mô, tổng mức đầu tư, khả năng cân đối vốn, từ đó tính toán tiến độ, khả năng thực hiện của Dự án trong tương lai thì sẽ dẫn đến tính khả thi của dự án thấp, dẫn đến tình trạng phê duyệt dự án quá nhiều nhưng không có khả năng bố trí và làm giảm tính khả thi, hiệu quả, chất lượng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn.
- Đây cũng chính là yêu cầu, là quy định của Quốc hội khi xem xét, ban hành Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14.
Chi phí lập, thẩm định, theo dõi, kiểm tra, đánh giá, thanh tra kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công như thế nào?
Theo Điều 15 Luật Đầu tư công 2019 quy định như sau:
"Điều 15. Chi phí lập, thẩm định, theo dõi, kiểm tra, đánh giá, thanh tra kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công
1. Chi phí lập, thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công sử dụng nguồn chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị thực hiện các nhiệm vụ này.
2. Chi phí lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án sử dụng vốn chuẩn bị đầu tư.
3. Chi phí lập, thẩm định kế hoạch đầu tư công sử dụng nguồn chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị lập, thẩm định kế hoạch.
4. Chi phí theo dõi, kiểm tra, đánh giá kế hoạch, chương trình, dự án sử dụng nguồn chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị thực hiện các nhiệm vụ này.
5. Chi phí thanh tra sử dụng nguồn chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị thanh tra.
6. Đối với chương trình, dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, khuyến khích nhà tài trợ hỗ trợ tài chính để thanh toán các chi phí quy định tại Điều này."