Phân loại quyết định hành chính
Nội dung chính
Quyết định hành chính là một dạng quyết định pháp luật, là kết quả sự thể hiện ý chí quyền lực của nhà nước thông qua những hành vi của các chủ thể được thực hiện quyền hành pháp trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước tiến hành theo một trình tự dưới những hình thức nhất định theo quy định pháp luật, nhằm đưa ra những chủ trương, chính sách, những xử sự chung từ đó giải quyết công việc cụ thể trong đời sống,
Là các biện pháp giải quyết công việc của chủ thể quản lý hành chính trước một tình huống đang đặt ra, là sự phản ứng của chủ thể quản lý hành chính Nhà nước trước một tình huống đòi hỏi phải có sự giải quyết của Nhà nước theo thẩm quyền do luật định.
Quyết định hành chính là kết quả của sự thể hiện ý chí quyền lực nhà nước của cơ quan hành chính Nhà nước hoặc của những người có chức vụ, người đại diện cho quyền lực hành chính nhất định.
Theo khoản 1 Điều 3 Luật tố tụng hành chính 2015 giải thích quyết định hành chính như sau:
"Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người cóthẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó ban hành, quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể."
Các quyết định hành chính căn cứ vào tính chất pháp lý như sau:
+ Thứ nhất, quyết định chủ đạo:
Là loại quyết định đề ra chủ trương, đường lối, nhiệm vụ... có tính chất chung, là công cụ định hướng chiến lược trong thực hiện chức năng lãnh đạo của quản lý hành chính. Các quyết định chủ đạo là cơ sở ban hành các quyết định quy phạm và cá biệt
+ Thứ hai, quyết định quy phạm:
Là quyết định trực tiếp làm thay đổi hệ thống quy phạm pháp luật hành chính. Trên cơ sở luật, pháp lệnh các chủ thể có thẩm quyền sẽ ban hành các quy phạm chủ yếu nhằm cụ thể hóa luật, pháp lệnh để quản lý xã hội trên từng lĩnh vực.
+ Thứ ba, quyết định cá biệt:
Là quyết định được ban hành trên cơ sở các quyết định được ban hành trên cơ sở các quyết định chủ đạo và quy phạm của các cơ quan cấp trên hoặc của bản thân cơ quan ban hành quyết định đó nhằm giải quyết những việc cá biệt, cụ thể, chỉ có hiệu lực đối với các đối tượng cụ thể và chỉ được áp dụng một lần.
Theo quy định của pháp luật, chủ thể ban hành quyết định hành chính rất rộng, không chỉ bao gồm các cơ quan hành chính nhà nước, mà còn các cơ quan, cá nhân khác, như Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Kiểm toán Nhà nước, Văn phòng QH, Văn phòng Chủ tịch nước; những người có chức vụ trong tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập; công chức được trao quyền thực hiện hoạt động quản lý nhà nước.
Trên đây là tư vấn về phân loại quyết định hành chính. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo thêm tại Luật tố tụng hành chính 2015.
Trân trọng!