Phân biệt các chiến lược chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ, Việt Nam hóa chiến tranh Đông Dương hóa chiến tranh?
Nội dung chính
Phân biệt các chiến lược chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ, Việt Nam hóa chiến tranh Đông Dương hóa chiến tranh?
Các chiến lược chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ, Việt Nam hóa chiến tranh Đông Dương hóa chiến tranh được đế quốc Mĩ áp dụng tại Việt Nam có các điểm khác biệt cơ bản như sau:
Về thời gian và hoàn cảnh
- Chiến tranh đặc biệt: Từ 1961 đến 1965, hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm thất bại, đế quốc Mĩ buộc phải chuyển sang thực hiện Chiến lược chiến tranh đặc biệt
- Chiến tranh cục bộ: Diến ra từ 1965 đến 1968 Sau thất bại của "Chiến tranh đặc biệt", Mĩ đẩy mạnh chiến tranh, chuyển sang chiến lược "Chiến tranh cục bộ"
- Việt Nam hóa chiến tranh Đông Dương hóa chiến tranh: Diễn ra từ 1969 đến 1973, Mĩ tiếp tục thực hiện cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới ở miền Nam Việt Nam, chuyển sang Chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" & mở rộng chiến tranh ra toàn Đông dương với chiến lược "Đông".
Về địa bàn diễn ra.
- Chiến tranh đặc biệt: miền Nam.
- Chiến tranh cục bộ: vừa bình định Miền Nam vừa mở rộng chiến tranh phá hoại miền bắc.
- Việt Nam hóa chiến tranh Đông Dương hóa chiến tranh: Mở rộng chiến tranh ra toàn Việt Nam vừa mở rộng sang toàn khu vực Đông Dương.
Về lực lượng tham chiến
- Chiến tranh đặc biệt: quân Ngụy Sài Gòn.
- Chiến tranh cục bộ: quân viễn chinh Mĩ và đồng minh
- Việt Nam hóa chiến tranh Đông Dương hóa chiến tranh: quân Ngụy, quân Mĩ rút dần vè nước.
Về thủ đoạn cơ bản.
- Chiến tranh đặc biệt:
+ Đề ra kế hoạch Mtalay - Taylo bình định miền Nam Việt Nam trong vòng 18 tháng.
+ Tăng cường viện trợ quân sự cho Diệm, lập "ấp chiến lược", sử dụng các chiến thuật mới như "trực thăng vận", "Thiết xa vận"
- Chiến tranh cục bộ:
+ Mở cuộc hành quân "Tìm diệt" vào căn cứ của Quân giải phóng ở Vạn Tường
+ Mở liền hai cuộc phản công chiến lược mùa khô
- Việt Nam hóa chiến tranh Đông Dương hóa chiến tranh:
+ Mĩ và quân Đồng Minh rút dần khỏi chiến tranh để giảm xương máu của người Mĩ trên chiến trường, đồng thời là tăng lực lượng quân Sài Gòn, với âm mưu dùng người Việt trị người Việt, dùng người Đông Dương đánh ngưòi Đông Dương.
+ Mĩ dùng các thủ đoạn như: lợi dụng mâu thuẫn Trung - Xô, thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước này đối với kháng chiến của nhân dân ta
Về chiến thắng quan trọng của quân ta
- Chiến tranh đặc biệt: Chiến thắng Ấp Bắc 1963
- Chiến tranh cục bộ: cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.
- Việt Nam hóa chiến tranh Đông Dương hóa chiến tranh: Chiến dịch phản công Ðường 9 - Nam Lào, Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975
Ý nghĩa chiến thắng của ta
- Chiến tranh đặc biệt: Buộc Mỹ chuyển sangchiến tranh cục bộ
- Chiến tranh cục bộ: Buộc Mỹ tuyên bố “phi Mỹ hóa” và ngồi vào bàn đàm phán với ta ở Pari
- Việt Nam hóa chiến tranh Đông Dương hóa chiến tranh: Buộc Mỹ kí hiệp định Pari.
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo!
Phân biệt các chiến lược chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ, Việt Nam hóa chiến tranh Đông Dương hóa chiến tranh? (Hình từ Internet)
Yêu cầu cần đạt trong nội dung cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước lớp 12?
Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT/BGDĐT có quy định yêu cầu cần đạt trong nội dung cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước lớp 12 như sau:
- Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
- Trình bày được nét khái quát về bối cảnh lịch sử, các giai đoạn phát triển chính của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
- Nêu được nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
- Phân tích vị trí, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trong tiến trình lịch sử Việt Nam.
- Trân trọng, tự hào về truyền thống bất khuất của cha ông trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tham gia vào công tác đền ơn đáp nghĩa ở địa phương.
Phương pháp hình thành và phát triển các năng lực chung môn Lịch sử như thế nào?
Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT/BGDĐT phương pháp hình thành và phát triển các năng lực chung môn Lịch sử bao gồm:
- Năng lực tự chủ và tự học: được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động học tập như thu thập thông tin từ các nguồn sử liệu; trình bày ý kiến cá nhân về sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử; khảo sát, thực hành lịch sử trên thực địa, di tích lịch sử và văn hóa ở địa phương; vận dụng kiến thức lịch sử để giải thích các vấn đề thực tế; tìm tòi, khám phá và tự học lịch sử;...
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động nhóm; hoạt động trải nghiệm tại thực địa, bảo tàng, di tích lịch sử và văn hóa; hoạt động phỏng vấn nhân chứng lịch sử;…
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động phát hiện vấn đề, nêu giả thuyết, ý kiến cá nhân về sự kiện, nhân vật lịch sử; tìm logic trong cách thức giải quyết vấn đề, đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề trong lịch sử; vận dụng bài học kinh nghiệm lịch sử trong thực tế cuộc sống;…