Như thế nào bị coi là trộm cắp tài sản được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Như thế nào bị coi là trộm cắp tài sản được quy định như thế nào?
Điều 138 Bộ luật Hình sự quy định về tội trộm cắp tài sản như sau: Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Các tình tiết tăng nặng được quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều này.
Theo Điều 100 Bộ luật Tố tụng hình sự, chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Một trong các biểu hiện của tội phạm trộm cắp là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác. “Chiếm đoạt” là việc cố ý chuyển dịch trái pháp luật tài sản của người khác thành tài sản của mình. “Lén lút” là hành vi cố ý giấu diếm, vụng trộm không để lộ ra nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác; việc che giấu có thể là che giấu toàn bộ (với tất cả mọi người) hoặc công khai trước sự chứng kiến của nhiều người nhưng vẫn che giấu hành vi phạm tội với chủ tài sản… Trường hợp mà bạn nói đến thì người đó chỉ bị khởi tố khi có đủ căn cứ xác định có dấu hiệu của tội phạm. Và chỉ khi có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệc lực pháp luật thì người đó mới bị coi là phạm tội trộm cắp tài sản và phải chịu hình phạt theo quy định của pháp luật. Việc kết tội người đó sẽ do cơ quan tiến hành tố tụng xem xét, quyết định dựa trên những chứng cứ thu thập được.