09:39 - 23/10/2024

Người nào có nhiệm vụ, quyền hạn giám sát hoạt động ký kết và thực hiện điều ước quốc tế?

Ai sẽ chịu trách nhiệm giám sát hoạt động ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế, và nhiệm vụ này được quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành

Nội dung chính

    Người nào có nhiệm vụ, quyền hạn giám sát hoạt động ký kết và thực hiện điều ước quốc tế?

    Điều ước quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết nhân danh Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với bên ký kết nước ngoài, làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác.

    Theo đó, nhiệm vụ, quyền hạn giám sát hoạt động ký kết và thực hiện điều ước quốc tế được quy định tại Khoản 1 Điều 7 Luật điều ước quốc tế 2016 với nội dung như sau:

    Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát hoạt động ký kết và thực hiện điều ước quốc tế.

    Bên cạnh đó, trình tự, thủ tục giám sát hoạt động ký kết và thực hiện điều ước quốc tế tuân theo quy định của pháp luật về hoạt động giám sát của Quốc hội.

    Trên đây là nội dung giải đáp về nhiệm vụ, quyền hạn giám sát hoạt động ký kết và thực hiện điều ước quốc tế.

    2