08:03 - 14/11/2024

Người lao động lưu trú tại Trạm Y tế xã có được Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH hay không?

Xin hỏi có được Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH khi lưu trú tại Trạm Y tế xã hay không?

Nội dung chính

    Người lao động lưu trú tại Trạm Y tế xã có được Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH hay không?

    Căn cứ Mục 2 Công văn 376/BHXH-CSXH năm 2023 về việc điều chỉnh hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với trường hợp mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng có quy định như sau:

    1. Hồ sơ hưởng BHXH một lần đối với trường hợp mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 60 Luật BHXH hướng dẫn tại tiết a4, điểm 1.2.3, khoản 1 Điều 6 Quyết định số 166/QĐ-BHXH được điều chỉnh như sau:
    Trường hợp đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS: Hồ sơ là bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện bị bệnh nêu trên.
    Trường hợp mắc những bệnh khác được hưởng BHXH một lần: Hồ sơ là Biên bản giám định y khoa phải kết luận rõ các nội dung mắc các bệnh, tật có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.
    2. Trường hợp người lao động lưu trú tại Trạm Y tế xã, được cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, BHXH tỉnh căn cứ quy định tại điểm b khoản 5 Điều 4 Thông tư số 39/2018/TT-BYT ngày 30/11/2018 của Bộ Y tế để thực hiện.
    ...

    Như vậy, người lao động lưu trú tại Trạm Y tế xã có được Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.

    Giá dịch vụ tại Trạm Y tế xã có giường lưu trú được quy định như thế nào?

    Theo khoản 5 Điều 4 Thông tư 39/2018/TT-BYT quy định về mức giá dịch vụ tại Trạm Y tế xã như sau:

    Nguyên tắc áp dụng giá dịch vụ đối với các cơ sở y tế có ký hợp đồng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
    1. Viện có giường bệnh, trung tâm y tế có chức năng khám bệnh, chữa bệnh, được cấp giấy phép hoạt động theo hình thức tổ chức là bệnh viện; trung tâm y tế huyện có chức năng khám, chữa bệnh, được xếp hạng bệnh viện: áp dụng mức giá của bệnh viện hạng tương đương.
    2. Phòng khám Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh, thành phố không trực thuộc bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố: áp dụng mức giá khám bệnh của bệnh viện hạng II.
    3. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chưa được phân hạng; phòng khám quân y, phòng khám quân dân y, bệnh xá quân y, bệnh xá; phòng khám đa khoa, chuyên khoa tư nhân: áp dụng mức giá của bệnh viện hạng IV.
    4. Đối với phòng khám đa khoa khu vực:
    a) Trường hợp được cấp giấy phép hoạt động bệnh viện hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 12 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế: áp dụng mức giá của bệnh viện hạng IV;
    b) Trường hợp chỉ làm nhiệm vụ cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú: áp dụng mức giá của bệnh viện hạng IV. Đối với trường hợp được Sở Y tế quyết định có giường lưu: áp dụng mức giá bằng 50% mức giá ngày giường nội khoa loại 3 của bệnh viện hạng IV. Số ngày được thanh toán tối đa 03 ngày/người/đợt điều trị. Không thanh toán tiền khám bệnh trong trường hợp đã thanh toán tiền giường lưu.
    5. Trạm y tế xã, phường, thị trấn, trạm y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức, trường học, trạm y tế kết hợp quân dân y:
    a) Mức giá khám bệnh: áp dụng mức giá của trạm y tế xã. Mức giá các dịch vụ kỹ thuật bằng 70% mức giá của các dịch vụ tại Phụ lục III.
    b) Đối với các trạm y tế được Sở Y tế quyết định có giường lưu: được áp dụng mức giá bằng 50% mức giá ngày giường nội khoa loại 3 của bệnh viện hạng IV. Số ngày được thanh toán tối đa 03 ngày/người/đợt điều trị. Không thanh toán tiền khám bệnh trong trường hợp đã thanh toán tiền giường lưu tại trạm y tế tuyến xã.
    ...

    Như vậy, giá dịch vụ tại Trạm Y tế xã có giường lưu trú bằng 50% mức giá ngày giường nội khoa loại 3 của bệnh viện hạng IV.

    Số ngày được thanh toán tối đa 03 ngày/người/đợt điều trị. Không thanh toán tiền khám bệnh trong trường hợp đã thanh toán tiền giường lưu tại trạm y tế tuyến xã.

    Ai là người có thẩm quyền cấp giấy ra viện cho người lao động điều trị lưu trú tại trạm y tế xã?

    Căn cứ khoản 1 Điều 15 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định về thẩm quyền cấp giấy ra viện như sau:

    Cấp giấy ra viện
    1. Thẩm quyền cấp giấy ra viện: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn được phép điều trị nội trú.
    Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn được phép điều trị nội trú có thẩm quyền cấp giấy ra viện.

    Theo quy định nêu trên, trạm y tế xã có thẩm quyền cấp giấy ra viện cho người lao động điều trị lưu trú tại trạm y tế xã.

    3