10:26 - 01/10/2024

Người đứng đầu cơ quan, đơn vị cần làm gì khi nhận quyết định từ cấp trên mà cho rằng quyết định đó trái pháp luật?

Quan hệ giữa người đứng đầu cơ quan, đơn vị với cơ quan, đơn vị cấp trên trong cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Quan hệ giữa người đứng đầu cơ quan, đơn vị với cơ quan, đơn vị cấp trên trong cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập được quy định như thế nào?

    Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 04/2015/NĐ-CP thì quan hệ giữa người đứng đầu cơ quan, đơn vị với cơ quan, đơn vị cấp trên trong cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập được quy định như sau:

    - Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

    - Phản ánh những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình; kiến nghị cơ quan, đơn vị cấp trên những vấn đề không phù hợp, cần sửa đổi, bổ sung trong các chế độ, chính sách, các quy định của pháp luật và trong chỉ đạo, điều hành của cơ quan, đơn vị cấp trên.

    - Tham gia đóng góp ý kiến, phê bình đối với hoạt động của cơ quan, đơn vị cấp trên; có trách nhiệm nghiên cứu, tham gia ý kiến vào các dự thảo về chế độ, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan, đơn vị cấp trên yêu cầu.

    -  Báo cáo cơ quan, đơn vị cấp trên tình hình công tác của cơ quan, đơn vị mình theo quy định; đối với những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết thì phải kịp thời báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của cơ quan, đơn vị cấp trên. Nội dung báo cáo lên cơ quan, đơn vị cấp trên phải khách quan, trung thực.

    3