10:43 - 18/12/2024

Mùng 8 tháng 12 là ngày gì của Đức Phật? Ngày Đức Phật thành đạo là ngày nào? Nguyên tắc tổ chức lễ hội hiện nay thế nào?

Mùng 8 tháng 12 là ngày gì của Đức Phật? Ngày Đức Phật thành đạo là ngày nào? Nguyên tắc tổ chức lễ hội hiện nay thế nào?

Nội dung chính

    Mùng 8 tháng 12 là ngày gì của Đức Phật? Ngày Đức Phật thành đạo là ngày nào?

    "Mùng 8 tháng 12 là ngày gì của Đức Phật? Ngày Đức Phật thành đạo là ngày nào?" là những câu hỏi được quan tâm gần đây.

    Theo đó, ngày 8/12 (âm lịch) là ngày đức Phật thành đạo. Đây là ngày Đức Phật từ một con người thế gian trở thành xuất thế gian, từ con người mê thành con người giác, là ngày Đức phật đem đạo từ bi, trí tuệ và giải thoát để dẫn dắt chúng sanh hướng về nẻo giác.

    Thông tin về "Mùng 8 tháng 12 là ngày gì của Đức Phật? Ngày Đức Phật thành đạo là ngày nào?" tham khảo như trên.

    Mùng 8 tháng 12 là ngày gì của Đức Phật? Ngày Đức Phật thành đạo là ngày nào? Nguyên tắc tổ chức lễ hội hiện nay thế nào?

    Mùng 8 tháng 12 là ngày gì của Đức Phật? Ngày Đức Phật thành đạo là ngày nào? Nguyên tắc tổ chức lễ hội hiện nay thế nào? (Hình từ Internet)

    Ngày 8 tháng 12 âm người lao động có được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương không?

    Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:

    Nghỉ lễ, tết
    1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
    a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
    b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
    c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
    d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
    đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
    e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
    2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
    3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

    Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì ngày 8 tháng 12 âm không phải là ngày nghỉ lễ, tết mà người lao động được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương do Nhà nước quy định.

    Theo đó, nếu ngày 8 tháng 12 âm trúng vào ngày làm việc bình thường thì người lao động vẫn phải làm việc và không được nghỉ.

    Tuy nhiên, người lao động có thể được phép nghỉ nếu chính sách công ty có quy định được nghỉ lễ trong ngày 8 tháng 12 âm.

    Ngoài ra, người lao động nếu có nhu cầu nghỉ vào ngày 8 tháng 12 âm thì có thể làm đơn xin nghỉ hưởng lương hoặc nghỉ không hưởng lương.

    Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tổ chức lễ hội; trách nhiệm của Ban Tổ chức lễ hội thế nào?

    Căn cứ tại Điều 7 Nghị định 110/2018/NĐ-CP có quy định về trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tổ chức lễ hội; trách nhiệm của Ban Tổ chức lễ hội như sau:

    - Cơ quan, đơn vị tổ chức lễ hội thực hiện trách nhiệm sau

    + Thực hiện thủ tục đăng ký hoặc thông báo tổ chức lễ hội theo quy định tại Nghị định này và thực hiện theo nội dung đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;

    + Thành lập, phê duyệt quy chế làm việc của Ban tổ chức lễ hội; chịu trách nhiệm về hoạt động của Ban tổ chức lễ hội;

    + Chịu trách nhiệm về công tác quản lý và tổ chức lễ hội theo quy định của Nghị định 110/2018/NĐ-CP;

    + Báo cáo bằng văn bản kết quả tổ chức lễ hội đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận đăng ký hoặc thông báo chậm nhất 20 ngày kể từ ngày kết thúc lễ hội.

    - Ban tổ chức lễ hội thực hiện trách nhiệm sau:

    + Ban hành, phổ biến quy chế làm việc và phân công trách nhiệm của các thành viên Ban tổ chức lễ hội; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;

    + Tuyên truyền, giới thiệu mục đích, ý nghĩa, giá trị của lễ hội trên hệ thống loa phát thanh, bảng, biển và các hình thức tuyên truyền khác; thông báo số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh của người tham gia lễ hội;

    + Xây dựng và triển khai phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật;

    + Quy định khu vực vui chơi giải trí và khu vực tổ chức các hoạt động dịch vụ, bảo đảm không lấn chiếm khuôn viên di tích; treo, đặt bảng phổ biến nội dung, biển hướng dẫn ở vị trí phù hợp, thuận tiện cho việc tiếp nhận thông tin của người tham gia lễ hội;

    + Yêu cầu người cung ứng dịch vụ, hàng hóa tại khu vực lễ hội phải niêm yết công khai và bán đúng giá niêm yết; không chèo kéo và ép giá; không bày bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc; không bày bán động vật quý hiếm, các thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh theo quy định của pháp luật;

    + Không bán vé, thu tiền tham dự lễ hội; hướng dẫn việc đặt tiền lễ đúng nơi quy định; quản lý và sử dụng nguồn thu từ hoạt động lễ hội hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng mục đích.

    Nguyên tắc tổ chức lễ hội hiện nay thế nào?

    Căn cứ Điều 5 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định về nguyên tắc tổ chức lễ hội như sau:

    Nguyên tắc tổ chức lễ hội
    1. Việc tổ chức lễ hội nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh công lao các bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, những người có nhiều đóng góp trong quá trình hình thành, phát triển đất nước; tuyên truyền giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích, truyền thống tốt đẹp của lễ hội.
    2. Lễ hội phải được tổ chức trang trọng, thiết thực, hiệu quả; phù hợp với quy mô, nội dung của lễ hội; tổ chức lễ hội truyền thống theo đúng bản chất, ý nghĩa lịch sử văn hóa; giảm tần suất, thời gian tổ chức lễ hội văn hóa.
    3. Nghi lễ của lễ hội phải trang nghiêm, bảo đảm truyền thống; không thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam.
    4. Giáo dục, định hướng con người hình thành các hành vi, thái độ, nhận thức cao đẹp; loại bỏ xu hướng chạy theo lợi ích vật chất, lòng tham và các lợi ích cá nhân.
    5. Phải thực hiện các biện pháp bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.
    6. Không lợi dụng việc tổ chức lễ hội nhằm mục đích trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm; không ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội.
    7. Hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực trong việc tổ chức lễ hội; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

    Theo đó, việc tổ chức lễ hội hiện nay phải tuân thủ theo quy định như đã nêu trên.

    937
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ