11:47 - 18/12/2024

Mức xử phạt hành chính đối với hành vi ép khách hàng mua bảo hiểm khoản vay là bao nhiêu tiền?

Mức xử phạt hành chính đối với hành vi ép khách hàng mua bảo hiểm khoản vay là bao nhiêu tiền? Câu hỏi của bạn T.Q ở Hà Nội

Nội dung chính

    Mức xử phạt hành chính đối với hành vi ép khách hàng mua bảo hiểm khoản vay là bao nhiêu?

    Tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 98/2013/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 48/2018/NĐ-CP như sau:

    Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về triển khai bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe
    ...
    2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
    a) Không cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, không giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm
    b) Không thực hiện thông báo cho bên mua bảo hiểm về tình trạng hợp đồng bảo hiểm theo quy định của pháp luật
    c) Ép buộc giao kết hợp đồng bảo hiểm bổ trợ kèm theo hợp đồng bảo hiểm chính
    d) Triển khai các sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm sức khỏe không theo quy định của pháp luật.
    đ) Ép buộc các tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm dưới mọi hình thức
    3. Hình thức xử phạt bổ sung:
    Đình chỉ hoạt động từ 02 tháng đến 03 tháng một phần nội dung, phạm vi liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm hành chính trong Giấy phép thành lập và hoạt động đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
    4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
    Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với trường hợp vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này.

    Theo quy định trên,hành vi ép khách hàng mua bảo hiểm khi vay vốn là hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm. Do đó, nếu cố tình vi phạm có thể bị phạt vi phạm hành chính từ 40-50 triệu đồng.

    Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên áp dụng đối với cá nhân. Trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền gấp 2 lần cá nhân.

    Mức xử phạt hành chính đối với hành vi ép khách hàng mua bảo hiểm khoản vay là bao nhiêu tiền?

    Mức xử phạt hành chính đối với hành vi ép khách hàng mua bảo hiểm khoản vay là bao nhiêu tiền?

    Có bắt buộc phải mua bảo hiểm khoản vay khi vay tiền ngân hàng không?

    Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về các loại bảo hiểm bắt buộc bao gồm:

    Bảo hiểm bắt buộc
    ...
    2. Bảo hiểm bắt buộc bao gồm:
    a) Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;
    b) Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc;
    c) Bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng;
    d) Bảo hiểm bắt buộc quy định tại luật khác đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này.

    Theo quy định trên, hiện nay có 4 loại bảo hiểm bắt buộc bao gồm:

    - Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;

    - Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc;

    - Bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng;

    - Bảo hiểm bắt buộc quy định tại luật khác đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022.

    Bên cạnh đó tại Điều 14 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định các phí liên quan đến hoạt động cho vay như sau:

    Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về việc thu các khoản phí liên quan đến hoạt động cho vay, gồm:

    - Phí trả nợ trước hạn trong trường hợp khách hàng trả nợ trước hạn.

    - Phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng.

    - Phí thu xếp cho vay hợp vốn.

    - Phí cam kết rút vốn kể từ thời điểm thỏa thuận cho vay có hiệu lực đến ngày giải ngân vốn vay lần đầu.

    - Các loại phí khác liên quan đến hoạt động cho vay được quy định cụ thể tại văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

    Tại Điều 15 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về bảo đảm tiền vay

    Bảo đảm tiền vay
    1. Việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay hoặc không áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận. Việc thỏa thuận về biện pháp bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng với khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật về biện pháp bảo đảm và pháp luật có liên quan.
    2. Tổ chức tín dụng quyết định và chịu trách nhiệm về việc cho vay không áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay.
    3. Khách hàng, bên bảo đảm phải phối hợp với tổ chức tín dụng để xử lý tài sản bảo đảm tiền vay khi có căn cứ xử lý theo thỏa thuận cho vay, hợp đồng bảo đảm tiền vay và quy định của pháp luật.

    Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trả lời vấn đề này như sau:

    "Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm đã có các quy định nhằm bảo đảm việc tham gia bảo hiểm là tự nguyện, trên cơ sở nhu cầu và khả năng tài chính của khách hàng, nghiêm cấm việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm ép buộc khách hàng giao kết hợp đồng bảo hiểm.

    Ngân hàng Nhà nước cũng có chỉ đạo các tổ chức tín dụng yêu cầu phải chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm; tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động bảo hiểm trên toàn hệ thống".

    Như vậy, từ những quy định trên, việc mua bảo hiểm khoản vay khi vay tiền ngân hàng là không bắt buộc.

    Việc khách hàng mua bảo hiểm khoản vay khi vay vốn là thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng vay trên cơ sở tự nguyện của các bên.

    Các hành vi nào bị cấm trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm?

    Căn cứ Điều 9 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:

    Các hành vi bị nghiêm cấm
    1. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm khi không có giấy phép thành lập và hoạt động.
    2. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm không đúng phạm vi được cấp phép.
    3. Hoạt động đại lý bảo hiểm, hoạt động dịch vụ phụ trợ bảo hiểm khi không đáp ứng điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật.
    4. Thực hiện các hành vi gian lận bao gồm:
    a) Thông đồng với người thụ hưởng để giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật;
    b) Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm;
    c) Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra;
    d) Tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm.
    5. Đe dọa, cưỡng ép giao kết hợp đồng bảo hiểm.

    Theo đó, các hành vi nào bị cấm trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm được thực hiện như quy định trên.

    4