10:22 - 12/11/2024

Mua rùa từ người không phải chủ sở hữu, có phải trả lại?

Tôi có mua 1 con rùa từ ông A. Sau 05 tháng con rùa đẻ trứng, trong đó có 1 con rùa trên mai có chữ hán. Việc này được báo đài đăng tin khiến cho nhiều người kéo tới nhà tôi xem, có người đã trả 1 tỷ đồng cho con rùa này. Tuy nhiên, trong số những người đến xem có ông B tự nhận là chủ sở hữu đích thực của con rùa mẹ. Theo như nội dung ông nói thì con rùa mẹ được ông nhờ ông A chăm sóc giúp trong thời gian ông đi nước ngoài công tác. Ông có đầy đủ giấy tờ và con chip được gắn trong thân rùa nhằm chứng minh đó là vật nuôi của ông. Bây giờ ông B yêu cầu tôi trả lại rùa và trả lại luôn cả những con rùa con được sinh ra từ con rùa mẹ. Xin hỏi, tôi có phải trả lại rùa không, vì tôi đã mất tiền mua lại con rùa này?

Nội dung chính

    Mua rùa từ người không phải chủ sở hữu, có phải trả lại?

    Theo như nội dung bạn cung cấp có thể thấy việc chiếm hữu đối với con rùa mẹ của bạn là chiếm hữu ngay tình được quy định tại Điều 180 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

    - Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.

    Từ đó có thể xác định quyền đòi lại tài sản là động sản của người chủ sở hữu với người chiếm hữu ngay tình tại Điều 161 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

    - Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.

    Việc thỏa thuận giao dịch bằng miệng giữa bạn và ông A được pháp luật ghi nhận là hợp đồng miệng. Đồng thời, hành vi của ông An khi đem bán con rùa dù được ông B giao có thể được xem là hành vi lấy cắp tài sản của ông B. Vậy nên cho dù thỏa thuận giữa bạn và ông A có điều khoản về đền bù hay không thì ông Bình vẫn có quyền đòi lại tài sản cụ thể là con rùa mẹ. Từ đó có căn cứ nhằm xác định giao dịch giữa bạn và ông An là giao dịch dân sự vô hiệu.

    Tuy nhiên, Khoản 3 Điều 131 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu như sau:

    - Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

    Như vậy, bạn chỉ phải trả lại con rùa mẹ cho ông B, và được nhận lại khoản tiền đã bỏ ra từ ông A. Đồng thời, đối với rùa con được xem là hoa lợi thì bạn không phải trả lại cho ông B.

    Trên đây là nội dung tư vấn.

    82
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ