Mẫu viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian Tấm Cám? Số lượng học sinh tối đa trong một lớp chuyên cấp THPT?
Nội dung chính
Mẫu viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian Tấm Cám?
Truyện cổ tích Tấm Cám, một trong những tác phẩm tiêu biểu của kho tàng văn học dân gian Việt Nam, việc nghiên cứu có thể tập trung vào nhiều vấn đề như đặc trưng thể loại, ý nghĩa nhân văn, sự đối lập thiện - ác, hoặc bài học ứng xử trong đời sống. Dưới đây là mẫu viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian Tấm Cám mà học sinh có thể tham khảo.
Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian Tấm Cám - Mẫu số 1:
Truyện cổ tích là một phần quan trọng trong văn học dân gian Việt Nam, không chỉ mang ý nghĩa giải trí mà còn phản ánh sâu sắc giá trị văn hóa, đạo đức và nghệ thuật của dân tộc. Trong kho tàng ấy, Tấm Cám nổi bật như một tác phẩm tiêu biểu, thể hiện rõ nét cuộc đấu tranh giữa thiện và ác cũng như niềm tin mãnh liệt vào sự công bằng trong cuộc sống. Báo cáo này tập trung phân tích các khía cạnh nổi bật của truyện Tấm Cám, từ nội dung, nghệ thuật đến ý nghĩa văn hóa và nhân văn. Câu chuyện Tấm Cám xoay quanh cuộc đời gian truân của Tấm, một cô gái mồ côi cha mẹ, sống dưới sự đối xử cay nghiệt của dì ghẻ và người em cùng cha khác mẹ là Cám. Tấm không ngừng chịu đựng những bất công và đau khổ, nhưng nhờ sự giúp đỡ của bà tiên, cô từng bước vượt qua nghịch cảnh để giành lại hạnh phúc. Hành trình của Tấm không chỉ là câu chuyện của một cá nhân mà còn là biểu tượng cho triết lý "ở hiền gặp lành": cái thiện dù gặp khó khăn nhưng cuối cùng sẽ chiến thắng, còn cái ác sớm muộn cũng bị trừng phạt. Về giá trị đạo đức, Tấm Cám phản ánh sâu sắc tư tưởng truyền thống của người Việt. Nhân vật Tấm tượng trưng cho đức tính chịu thương chịu khó, lương thiện và kiên nhẫn, đồng thời đại diện cho niềm tin vào luật nhân quả. Qua đó, câu chuyện gửi gắm thông điệp rằng hạnh phúc sẽ đến với những người biết sống ngay thẳng, chân thành. Ngược lại, nhân vật dì ghẻ và Cám, đại diện cho sự ích kỷ và tham lam, đã phải trả giá cho những hành động sai trái của mình. Không chỉ dừng lại ở giá trị đạo đức, Tấm Cám còn mang giá trị nghệ thuật độc đáo. Tác phẩm sử dụng kết cấu quen thuộc của truyện cổ tích, với các mô típ như thử thách, phép màu và kết thúc có hậu. Nghệ thuật kể chuyện trong truyện rất hấp dẫn, giàu hình ảnh biểu tượng như quả thị, chim vàng anh, hay cây cau. Những hình ảnh này không chỉ tạo nên sức sống cho câu chuyện mà còn phản ánh sâu sắc tâm hồn và văn hóa của người Việt. Đặc biệt, Tấm Cám còn chứa đựng giá trị giáo dục vượt thời gian. Thông qua hành trình của Tấm, câu chuyện nhắc nhở mỗi người hãy sống lương thiện, kiên nhẫn và không ngừng hy vọng vào điều tốt đẹp. Những bài học từ truyện đã ăn sâu vào tâm thức người Việt, trở thành kim chỉ nam cho lối sống nhân văn qua nhiều thế hệ. Kết luận, Tấm Cám là một trong những viên ngọc sáng của văn học dân gian Việt Nam, vừa phản ánh bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc, vừa gửi gắm những thông điệp nhân văn sâu sắc. Trong tương lai, việc nghiên cứu tác phẩm này có thể được mở rộng theo nhiều hướng, chẳng hạn như so sánh với các truyện cổ tích tương tự ở các nước Đông Nam Á, hay khám phá cách tác phẩm được tái hiện trong nghệ thuật đương đại như sân khấu, điện ảnh, và văn học hiện đại. Với giá trị trường tồn, Tấm Cám không chỉ là câu chuyện của quá khứ mà còn là nguồn cảm hứng lớn cho các thế hệ tương lai, góp phần giữ gìn và lan tỏa văn hóa dân gian Việt Nam trong dòng chảy hội nhập và phát triển. |
Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian Tấm Cám - Mẫu số 2:
“Gieo nhân nào, gặt quả ấy”, câu tục ngữ quá đỗi quen thuộc của tất cả chúng ta khi luôn tự nhắc nhở bản thân, hay chứng kiến những hành động trái với luân thường đạo lí… Cách đối xử nhân thế của một cá nhân, một tổ chức sẽ quyết định việc bạn “thăng hoa” hay “bế tắc”. Quan niệm này, đã được hình thành từ rất lâu, và được thể hiện ngay chính trong tác phẩm dân gian có tên “Tấm Cám”. Gọi là văn học dân gian lẽ bởi nó mang tính truyền miệng chủ yếu. Trong những buổi sản xuất sinh hoạt, ban đầu, những người nông dân muốn tìm cái gì đấy để giải tỏa, tìm cái niềm vui phấn khởi trong công việc, dần dà về sau, mô hình này phát triển. Khi là những câu hò đùa bâng quơ, khi là những câu chuyện ngắn bình phẩm. Lẽ dĩ nhiên, tiếng đồn một xa, vì vậy, văn học dân gian từ hình thức truyền miệng chuyển sang ghi chép để không bị mai một. Tác giả của những tác phẩm này luôn là một dấu chấm hỏi lớn bởi đó là quá trình của một tập thể. Bàn tới câu chuyện dân gian “Tấm Cám”, độc giả ngay từ những lời mở màn đầu có thể cảm nhận được một cô gái lương thiện nhưng số phận lại vô cùng oái ăm, bất hạnh. Mẹ mất sớm, bố lấy vợ hai, một thời gian sau, bố cũng rời bỏ Tấm để đến thế giới mới. Cuộc sống Tấm bắt đầu chuyển hóa từ đây. Người xưa vẫn thường nói rằng, “Mấy đời bánh đúc có xương / Mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng”. Đúng thế, sống với mẹ Cám – người mẹ kế, Tấm không được một ngày nghỉ ngơi. Tuổi còn nhỏ nhưng công việc mỗi ngày làm không xuể. Mọi thứ trong gia đình đều do Tấm tự tay làm, nuôi sống gia đình. Còn hai mẹ con lại nhởn nhơ, thậm chí còn đay nghiến Tấm. Tấm mò cua bắt ốc, Tấm nấu ăn, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa, lấy nước… Không công việc nào không đến bàn tay của Tấm. Một cô gái đang tuổi ăn tuổi lớn, khi người em cùng cha khác mẹ được ăn uống sung sướng, nhàn hạ thì Tấm lại quần quật. Cuộc sống Tấm khổ đến nỗi, người đọc muốn ứa nước mắt. Đến ngày hội, vì không muốn cho Tấm đi mà bà mẹ kế đáng ghét đấy đã trộn thóc và gạo yêu cầu Tấm phân loại. Vừa nhặt vừa khóc, lúc này, Bụt xuất hiện, giúp đỡ cô. Bụt còn chọn cho cô bộ quần áo đẹp. Tấm đến hội lộng lẫy, đẹp đẽ vô cùng. Vì vội trở về nhà, Tấm đánh rơi chiếc giày. Về sau, Tấm được làm hoàng hậu bởi nhà vua đã tìm được chủ nhân chiếc giày bị đánh rơi. Cuộc sống tấm những tưởng từ nay sẽ an thân, nhưng không, mẹ con Cám luôn tị nạnh, ghét bỏ. Chưa bao giờ hai người ác nhân đấy ngừng nghĩ cách hại Tấm. Tấm mất khi trèo lên cây cau trong lần làm giỗ cho bố vì bị mẹ con Cám chặt cây. Khi chuyển kiếp thành chim vàng anh, Tấm bị Cám giết. Khi hóa thành cây xoan đào, Tấm cũng bị hãm hại… Và cho đến khi Tấm biến thành Thị, nhà vua nhận ra trong lần nghỉ chân tại hàng nước, Tấm được trở về với vua, được sống trong hoàng cung nguy nga. Còn Cám bị trừng trị, bà mẹ kế cũng vì vậy mà chết theo con. Kết cục của hai mẹ con Cám khiến người đọc hả hê bởi đó là sự trừng phạt thích đáng. Khi con người quá khổ, không thể tìm được một người có thể bám víu, những người sáng tạo đã sáng tạo thêm nhân vật không có thật – ông Bụt để giải quyết, để mong muốn Tấm được thay đổi. Ông Bụt liên tiếp xuất hiện vào những lúc Tấm khó khăn, uất ức không thể nói thành lời. Cái quan niệm “ở hiền gặp lành” dù ở thời đại nào nó đều chuẩn xác. Bởi khi chúng ta sống tốt, dù sớm hay muộn, chuyện tốt sẽ đến với chúng ta. Những người sống thất đức, sống ác, sớm muộn sẽ gặp quả báo. Trên đời này, ngoài tòa án pháp luật, còn tòa án lương tâm. Văn học dân gian “Tấm Cám” đã để lại trong lòng bạn đọc từ xưa đến nay bài học đạo đức vô cùng ý nghĩa, mà tôi có thể khái quát thành câu tục ngữ mà ông cha ta vẫn thường giáo dục con cháu “trời xanh có mắt” |
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo.
Mẫu viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian Tấm Cám? Số lượng học sinh tối đa trong một lớp chuyên cấp THPT? (Hình từ Internet)
Số lượng học sinh tối đa trong một lớp chuyên cấp THPT?
Căn cứ Điều 8 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên ban hành kèm theo Thông tư 05/2023/TT-BGDĐT quy định về lớp học trong trường chuyên như sau:
Lớp học trong trường chuyên
1. Lớp học trong trường chuyên được tổ chức theo môn học trong chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, bao gồm: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ, Toán, Tin học, Vật lí, Hóa học, Sinh học (sau đây gọi chung là lớp chuyên).
2. Không tổ chức lớp không chuyên trong trường chuyên.
3. Mỗi lớp chuyên có không quá 35 học sinh.
4. Trên cơ sở các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục và đề nghị của hiệu trưởng trường chuyên, cơ quan quản lý trường chuyên quyết định số môn học được tổ chức lớp chuyên (sau đây gọi là môn chuyên) và số lớp chuyên đối với từng môn chuyên.
Như vậy, một lớp chuyên cấp THPT sẽ được phép có tối đa 35 học sinh.
Học sinh trường THPT chuyên có những nhiệm vụ và quyền riêng biệt gì?
Căn cứ Điều 16 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên ban hành kèm theo Thông tư 05/2023/TT-BGDĐT quy định về học sinh trường THPT chuyên có những nhiệm vụ và quyền riêng biệt như sau:
- Tích cực tham gia các kỳ thi, hội thi, hoạt động văn hóa, xã hội và nghiên cứu khoa học theo yêu cầu của nhà trường.
- Trường hợp học sinh phát triển sớm về trí tuệ có thể được học vượt lớp theo quyết định của cơ quan quản lý trường chuyên.
- Được tạo điều kiện nội trú khi có nhu cầu; được hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định đối với học sinh trường chuyên.
- Cựu học sinh trường chuyên được tạo điều kiện tham gia các hoạt động của nhà trường.