09:28 - 19/12/2024

Mẫu viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học môn Ngữ văn lớp 7 ngắn gọn?

Học sinh tham khảo mẫu viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học môn Ngữ văn lớp 7 ngắn gọn?

Nội dung chính


    Mẫu viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học môn Ngữ văn lớp 7 ngắn gọn?

    Các bạn học sinh có thể tham khảo các mẫu phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học ở môn Ngữ văn lớp 7 dưới đây

    Phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học - mẫu 1: Nhân vật Võ Tòng trong Người đàn ông cô độc giữa rừng

    Trong đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng”, nhà văn Đoàn Giỏi đã khắc họa hình ảnh Võ Tòng - một nhân vật có tính cách phóng khoáng, trượng nghĩa, lại có chút ngang tàng, bụi bặm.

    Tên gọi Võ Tòng, gợi nhắc đến nhân vật cùng tên trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “Thủy hử” của tác giả Thi Nại Am. Trong đoạn trích “Đi lấy mật” cũng có đoạn giải thích về nguồn gốc của cái tên Võ Tòng. Người dân trong vùng không ai biết tên thật của Võ Tòng là gì. Họ chỉ biết rằng từ mười mấy năm về trước, chú đã một mình bơi xuồng đến dựng lều giữa khu rừng đầy thú dữ. Người ta vẫn truyền nhau kể lại việc một mình Võ Tòng đã giết chết hơn hai mươi con hổ. Có lẽ, đây chính là cái tích để người dân vùng này gọi chú là với cái tên Võ Tòng. Bởi lẽ, Võ Tòng trong “Thủy hử” là một người khỏe mạnh, đã tay đôi đấu với hổ và giành chiến thắng. Việc đánh hổ cho thấy Võ Tòng dù là nhân vật trong tác phẩm nào cũng có một sức mạnh thật phi thường và một bản lĩnh hiếm có.

    Vẻ bề ngoài của Võ Tòng gợi ra một con người hung dữ, nhưng nét tính cách lại tốt bụng, chất phác. Trong mắt của An, chú Võ Tòng là một người gần gũi, tốt tính, hào phóng. Cách ăn mặc rất dân dã: cởi trần, mặc chiếc quần kaki nhưng đã lâu không giặt. Cách nói chuyện hài hước, gần gũi.

    Cuộc đời của Võ Tòng phải chịu nhiều đau thương. Từng có một gia đình hạnh phúc, có vợ đẹp với đứa con chưa chào đời. Nhưng vì một chuyện hiểu lầm, Võ Tòng rơi vào cảnh tù tội. Đến khi trở về, vợ đã lấy người khác, còn đứa con chưa kịp chào đời đã chết. Túng quẫn, chú bỏ làng đi, sống một mình trong rừng. Tuy vẻ bề ngoài kì dị, nhưng người ta mến chú vì tính cách.

    Võ Tòng còn là một người có suy nghĩ thấu đáo, chu toàn. Chú đã chia cho tía nuôi của An những mũi tên mà chú đã chuẩn bị, tẩm thuốc độc để giết lũ giặc Pháp. Chú Võ Tòng như bao nhiêu người Việt Nam khác, cũng có tình yêu quê hương, đất nước, lòng căm thù lũ giặc xâm lược.

    Như vậy, chú Võ Tòng trong tác phẩm Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi là một nhân vật có vẻ ngoài hung dữ, nhưng ẩn chứa bên trong lại là những vẻ đẹp rất người. Nhân vật này chính là đại diện cho hình ảnh con người Nam Bộ giàu sự phóng khoáng, tốt bụng và tình cảm.

    Phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học - mẫu 2: Nhân vật cô bé bán diêm trong truyện ngắn Cô bé bán diêm

    Truyện ngắn Cô bé bán diêm của nhà văn An-đéc-xen đã để lại những dư âm, ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc về nhan vật cô bé bán diêm.

    Ngay từ những lời đầu tiên giới thiệu về hoàn cảnh của cô bé đã khiến người đọc phải rơi nước mắt: bà và mẹ những người yêu thương em nhất đều đã qua đời, em sống chui rúc với bố trong một căn gác tối tăm, chật chội. Người bố có lẽ vì cuộc sống nghèo túng, khó khăn nên đâm ra khó tính, đối xử tệ bạc với em: hay mắng nhiếc, chửi rủa em. Trong đêm đông giá rét em phải mang những phong diêm đi bán để kiếm sống nuôi bản thân.

    Trong cái giá rét của mùa đông, cô bé liều mình quẹt từng que diêm để sưởi ấm cơ thể. Hình ảnh ngọn lửa diêm mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Trước hết ngọn lửa diêm xua tan cái lạnh lẽo, tăm tối để em bé có thể quên đi những bất hạnh, cay đắng của cuộc đời. Ngọn lửa diêm đã thắp sáng những mơ ước đẹp đẽ, những khao khát mãnh liệt, đem đến thế giới mộng tưởng với niềm vui, hạnh phúc. Đó còn là ngọn lửa của mơ ước về cuộc sống gia đình hạnh phúc, được sống trong tình yêu thương của cha mẹ, ông bà. Hình ảnh ngọn lửa diêm như con thuyền đầy tinh thần nhân văn của tác giả, thể hiện sự cảm thông, trân trọng những ước mơ giản dị, diệu kì của trẻ nhỏ.

    Tâm hồn em thật trong sáng và nhân hậu biết chừng nào. Đó là một cô bé giàu mơ ước, vượt lên hoàn cảnh thực tại đói rét, cô đơn.

    Phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học - mẫu 3: Nhân vật Mon trong Bầy chim chìa voi

    Bầy chim chìa vôi là một trong những tác phẩm của nhà văn Nguyễn Quang Thiều. Trong truyện, nhân vật Mon hiện lên với những phẩm chất vô cùng đáng quý.

    Mon còn nhỏ tuổi, nhưng lại rất hiểu chuyện. Cậu vẫn mang nét hồn nhiên như bạn bè, nhưng biết suy nghĩ. Điều đó được thể hiện qua tình yêu thương động vật. Khi thấy bố bắt được con cá bống, Mon đã lén bắt cá và thả đi. Đặc biệt, tình yêu thương động vật của Mon, thể hiện rõ nhất là đối với tổ chim chìa vôi non ở bãi cát giữa sông. Giữa đêm mưa gió, cậu bé không ngủ được vì lo cho bầy chim chìa vôi. Bao suy nghĩ đều xoay quanh những chú chim: lo chúng bị ướt, lo chúng bị nước nhấn chìm. Chính Mon cũng là người đề nghị anh trai đi ra bờ sông giữa đêm mưa gió, bất chấp nguy hiểm để “mang chúng nó vào bờ”.

    Bên cạnh đó, nhân vật Mon cũng là một người em trai hết sức yêu quý và tin tưởng anh trai. Trong truyện ngắn, hầu hết các lời thoại của nhân vật đều bắt đầu bằng cụm từ “Anh ơi”, “Anh Mên”. Lúc nào Mon cũng gọi anh của mình bằng sự tin yêu và gắn bó. Rõ ràng, Mon là một cậu bé giàu tình cảm, có trái tim nhân hậu.

    Nhờ những đặc điểm ấy, mà nhân vật Mon đã khiến người đọc cảm thấy ấn tượng. Nhân vật này cũng góp phần thể hiện thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm.

    Phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học - mẫu 4: Nhân vật Sọ Dừa trong truyện Sọ Dừa

    Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, các nhân vật đều những mang màu sắc riêng biệt. Nhân vật phản diện đại diện cho cái ác sẽ bị tiêu diệt gọi là phản diện. Ngược lại nhân vật chính diện đại diện cho cái thiện sẽ được nhận nhiều điều tốt gọi là chính diện. Nhân vật Sọ Dừa cũng là một nhân vật cổ tích quen thuộc như vậy trong thế giới cổ tích được nhân dân Việt Nam lưu truyền.

    Sọ Dừa thuộc loại nhân vật có ngoại hình xấu xí, không giống những người bình thường khác. Với khuôn mặt giống cái gáo dừa, bề ngoài Sọ Dừa tuy kì dịnhưng trái lại cậu lại có những phẩm chất tốt đẹp bên trong. Cậu là một người hiếu thảo, biết yêu thương mẹ và biết đi ở mướn, làm người chăn bò cho gia đình phú ông. Công việc của cậu luôn được thực hiện một cách chăm chỉ và chỉ khi cả đàn bò no căng cậu mới về. Phú ông hết sức hài lòng, Sọ Dừa vì vậy cũng được ở lại làm việc. Tuy cậu không có chân tay nhưng lại không lười nhác, ỷ lại sẵn sàng “lăn lông lốc” chăn bò để nuôi mẹ. Có lẽ vì vẻ ngoài xấu xí, phẩm chất tốt của Sọ Dừa được nhìn thấy rõ hơn, khách quan hơn rất nhiều.

    Bỏ qua những ánh mắt coi thường, Sọ Dừa đã can đảm tìm tới hạnh phúc. Anh nhờ mẹ hỏi cưới con gái phú ông và đáp ứng tất cả điều kiện hỏi cưới của ông, danh chính ngôn thuận rước cô út về nhà. Anh là hình ảnh thể hiện khát khao của nhân dân về tình yêu, về sự công bằng trong xã hội. Hạnh phúc của mình phải do mình giành lấy.

    Sau khi kết hôn với cô út, người vừa xinh đẹp về ngoại hình lại vừa tốt đẹp về tính cách, cuộc sống của Sọ Dừa thay đổi hoàn toàn. Cậu lột bỏ hình dạng xấu xí và xuất hiện với một diện mạo mới cùng cuộc đời mới. Theo quan niệm cổ truyền rằng người đàn ông cần kết hôn, xây dựng gia đình trước khi bắt đầu công việc lớn. Thành gia lập thất xong xuôi, Sọ Dừa đã học hành chăm chỉ và thành công trong kỳ thi Trạng Nguyên sau đó được vua thăng quan chỉ định đi sứ. Trước khi đi xa, Sọ Dừa lo nghĩ bất an khi để vợ ở nhà một mình, vì vậy cậu đã dặn nàng mang theo ít đồ để phòng thân. Nhờ đó, cô đã thoát khỏi cái chết sau khi bị chị gái đẩy xuống biển. Chi tiết này mang tính thần kỳ, điển hình cho những câu chuyện cổ tích. Cái ác không thể chiến thắng cái thiện, dù dùng trăm phương ngàn kế thì chính nghĩa vẫn luôn chiến thắng. Người tốt thì luôn được gặp những điều tốt.

    Sọ Dừa là một nhân vật đặc biệt, tổng hợp các phẩm chất tốt đẹp của con người như lòng hiếu thảo, thông minh, kiên nhẫn, chăm chỉ và tốt bụng. Nhân vật này truyền tải mong ước và hy vọng của nhân dân Việt Nam về cuộc sống an lành, hạnh phúc và thoát khỏi cảnh nghèo đói. Đồng thời, nó cũng khẳng định khát vọng về một xã hội công bằng, nơi mọi người đều có cơ hội để thay đổi cuộc sống của mình và trở nên tốt hơn.

    Lưu ý; Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!

    Mẫu viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học môn Ngữ văn lớp 7 ngắn gọn ?

    Mẫu viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học môn Ngữ văn lớp 7 ngắn gọn? (Hình ảnh từ Internet)

    Xem thêm:

    >>> Hồ sơ đăng ký tham dự sát hạch kiểm định viên giáo dục và cao đẳng sư phạm bao gồm những gì?

    >>> Mẫu phân tích nhân vật người cha trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ môn Ngữ văn lớp 7?

    >>> Phân tích nhân vật thầy Đuy sen trong Người thầy đầu tiên môn Ngữ văn lớp 7?

    >>> Có được vận động tài trợ chi phí giữ xe của học sinh tại trường mầm non không?

    >>> Mẫu bài nghị luận xã hội 600 chữ về ước mơ?

    Các ngữ liệu có thể tham khảo sử dụng cho môn Ngữ văn lớp 7 là gì?

    Theo quy định tại tiểu mục 2 Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngữ liệu sử dụng cho môn Ngữ văn lớp 7 gồm các văn bản sau:

    (1) Văn bản văn học

    - Ngụ ngôn, truyện ngắn, truyện khoa học viễn tưởng

    - Thơ, thơ bốn chữ, năm chữ

    - Tuỳ bút, tản văn

    - Tục ngữ

    (2) Văn bản nghị luận

    - Nghị luận xã hội

    - Nghị luận văn học

    (3) Văn bản thông tin

    - Văn bản giới thiệu quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động

    - Văn bản tường trình

    Học sinh lớp 7 cần đáp ứng điều kiện nào để được lên lớp?

    Căn cứ khoản 1 Điều 12 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về điều kiện để học sinh lớp 7 được lên lớp như sau:

    - Kết quả rèn luyện cả năm học (bao gồm kết quả đánh giá lại sau khi rèn luyện trong kì nghỉ hè) được đánh giá mức Đạt trở lên.

    - Kết quả học tập cả năm học (bao gồm kết quả đánh giá lại các môn học) được đánh giá mức Đạt trở lên.

    - Nghỉ học không quá 45 buổi trong một năm học (tính theo kế hoạch giáo dục 01 buổi/ngày được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm nghỉ học có phép và không phép, nghỉ học liên tục hoặc không liên tục).

    304