15:47 - 08/01/2025

Phân tích nhân vật Cô bé bán diêm lớp 7? Học sinh lớp 7 được học các kiến thức văn học gì?

Học sinh lớp 7 tham khảo mẫu phân tích nhân vật Cô bé bán diêm? Các kiến thức văn học mà học sinh lớp 7 được học là gì?

Nội dung chính

    Phân tích nhân vật Cô bé bán diêm lớp 7?

    Nhân vật Cô bé bán diêm trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Hans Christian Andersen là một hình tượng đầy xúc động, gợi lên lòng trắc ẩn sâu sắc trong lòng người đọc. Để phân tích nhân vật Cô bé bán diêm, chúng ta cần hiểu hoàn cảnh sống, tính cách, khát vọng, cũng như ý nghĩa biểu tượng mà cô bé mang lại trong tác phẩm.

    Dưới đây là mẫu phân tích nhân vật Cô bé bán diêm mà các bạn có thể tham khảo.

    “Cô bé bán diêm” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn An-đéc-xen. Nổi bật trong truyện là nhân vật cô bé bán diêm, được xây dựng gửi gắm thông điệp của tác giả.

    Phần mở đầu, An-đéc-xen đã giới thiệu về hoàn cảnh của nhân vật cô bé bán diêm. Cô bé ấy đã mồ côi mẹ và ngay cả bà nội - người yêu thương em nhất cũng đã qua đời. Không chỉ vậy, hình ảnh cô bé cũng được xây dựng vô cùng chân thực. Trong đêm giao thừa lạnh giá, một cô bé đầu trần, chân đi đất, bụng đói, đang dò dẫm trong bóng tối bán diêm. Em không dám về nhà vì sợ bố sẽ đánh đập khi không bán được diêm. Vừa lạnh vừa đói, cô bé ngồi nép vào một góc tường rồi khẽ quẹt một que diêm để sưởi ấm. Những vị khách qua đường đều rảo bước rất nhanh, chẳng ai đoái hoài đến lời chào hàng của em, chẳng ai bố thí cho em chút đỉnh.

    Những que diêm lần lượt được thắp sáng với những mong muốn cụ thể của cô bé. Que diêm thứ nhất cho em có cảm giác ấm áp như ngồi bên lò sưởi.Em vội quẹt que diêm thứ hai, một bàn ăn thịnh soạn hiện lên. Đến quẹt que diêm thứ ba thì một cây thông Noel. Quẹt que diêm thứ tư được thắp lên, lần này là bà nội với khuôn mặt hiền từ hiện ra. Những ảo ảnh đó nhanh chóng tan đi sau sự vụt tắt của que diêm. Em vội vàng quẹt hết cả bao diêm để mong níu bà nội lại. Những que diêm với những mong ước khác nhau của em bé bán diêm. Nó phù hợp với mong ước cũng như hoàn cảnh hiện tại của cô bé (thoải mãn từ nhu cầu từ vật chất đến tinh thần của cô bé: được sửa ấm - no bụng - niềm vui đêm giao thừa - tình yêu thương của bà). Có thể thấy rằng cô bé bán diêm có hoàn cảnh đáng thương, nhưng lại có một tâm hồn trong sáng, nhân hậu. Cô bé luôn khao khát được sống trong một gia đình hạnh phúc, được hưởng tình yêu thương từ những người thân.

    Trước sự vô cảm của mọi người xung quanh, em bé bán diêm đã chết. Sáng sớm hôm sau, mọi người thấy em nằm ở một góc tường. Hình ảnh cô bé chết nhưng vẫn mỉm cười - nụ cười khi được đoàn tụ với bà được tác giả tưởng tượng nhằm giảm bớt nỗi đau cho câu chuyện. Cái kết này đã phản ánh được ước mơ về một cuộc sống hạnh phúc của con người. Ở đây, tác giả đã thể hiện một tấm lòng nhân văn sâu sắc.

    Hình ảnh cô bé bán diêm đã in đậm trong tâm trí người đọc. Qua nhân vật này, tác giả An-đéc-xen cũng thể hiện tình yêu thương dành cho những số phận bất hạnh, đặc biệt là trẻ em.

    Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo!

    Phân tích nhân vật Cô bé bán diêm lớp 7? Học sinh lớp 7 được học các kiến thức văn học gì?

    Phân tích nhân vật Cô bé bán diêm lớp 7? Học sinh lớp 7 được học các kiến thức văn học gì? (Hình từ Internet)

    Học sinh lớp 7 được học các kiến thức văn học gì?

    Căn cứ Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về kiến thức văn học mà học sinh lớp 7 được học như sau:

    - Giá trị nhận thức của văn học

    - Đề tài và chủ đề của văn bản; mối liên hệ giữa chi tiết với chủ đề, cách xác định chủ đề văn bản; thái độ, tình cảm của tác giả thể hiện qua văn bản

    - Văn bản tóm tắt

    - Hình thức của tục ngữ

    - Đề tài, sự kiện, tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian, nhân vật của truyện ngụ ngôn và truyện khoa học viễn tưởng

    - Người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba; tác dụng của mỗi kiểu người kể chuyện trong một truyện kể

    - Một số yếu tố hình thức của thơ bốn, năm chữ): số lượng câu, chữ, vần, nhịp

    - Chất trữ tình, cái tôi, ngôn ngữ của tuỳ bút, tản văn

    - Những trải nghiệm cuộc sống và việc hiểu văn học

    Học sinh lớp 7 cần đảm bảo các yêu cầu về thực hành viết như thế nào?

    Căn cứ Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về các yêu cầu cần đạt về thực hành viết đối với học sinh lớp 7 như sau:

    - Viết được bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử; bài viết có sử dụng các yếu tố miêu tả.

    - Viết được bài văn biểu cảm (về con người hoặc sự việc).

    - Bước đầu biết làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ; viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của mình sau khi đọc một bài thơ bốn, năm chữ.

    - Bước đầu biết viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống trình bày rõ vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối) của người viết; đưa ra được lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng.

    - Bước đầu biết viết bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học.

    - Bước đầu biết viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ trong trò chơi hay hoạt động.

    - Viết được văn bản tường trình rõ ràng, đầy đủ, đúng quy cách.

    - Biết tóm tắt một văn bản theo yêu cầu về độ dài khác nhau, đảm bảo được nội dung chính của văn bản.

    13
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ