09:51 - 31/12/2024

Mẫu thông báo nghỉ Tết Nguyên đán 2025 dành cho người lao động?

Mẫu thông báo nghỉ Tết Nguyên đán 2025 dành cho người lao động? Công ty bắt buộc người lao động đi làm vào ngày Tết Nguyên đán 2025 thì bị xử phạt như thế nào?

Nội dung chính

    Mẫu thông báo nghỉ Tết Nguyên đán 2025 dành cho người lao động?

    Mẫu thông báo nghỉ Âm lịch 2025 là mẫu bản thông báo được lập ra để thông báo về việc nghỉ tết trong nội bộ của công tyHiện nay, Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản liên quan không quy định cụ thể về Mẫu thông báo Lịch nghỉ Tết Âm lịch.

    Do đó, công ty có thể tự soạn thảo hoặc tham khảo mẫu thông báo Lịch nghỉ tết dành cho công ty/ Văn bản thông báo nghỉ Tết của công ty, tuy nhiên khi lập thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025, cần đảm bảo nêu rõ thông tin về thời gian nghỉ, công việc cần hoàn thành trước khi nghỉ, lịch làm việc chính thức sau Tết Nguyên Đán 2025,...

    Có thể tham khảo Mẫu thông báo nghỉ Tết Nguyên đán 2025 cho người lao động >>>>>>>>>> TẠI ĐÂY 

    Mẫu thông báo nghỉ Tết Nguyên đán 2025 dành cho người lao động?Mẫu thông báo nghỉ Tết Nguyên đán 2025 dành cho người lao động?

    Công ty bắt buộc người lao động đi làm vào ngày Tết Nguyên đán 2025 thì bị xử phạt như thế nào?

    Căn cứ tại Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định mức phạt vi phạm về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như sau:

    Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
    1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
    a) Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật;
    b) Không thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tổ chức làm thêm giờ và nơi đặt trụ sở chính về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
    2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.
    3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
    a) Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật;
    b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động.
    4. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: không đảm bảo cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc hoặc nghỉ chuyển ca theo quy định của pháp luật; huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
    a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
    b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
    c) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
    d) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
    đ) Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

    Như vậy, theo quy định trên trường hợp bắt buộc người lao động đi làm vào ngày Tết Nguyên đán 2025 mà chưa nhận được sự đồng ý của người lao động thì sẽ bị xử phạt 10 - 20 triệu đồng.

    Lưu ý: Mức phạt trên là mức phạt đối với cá nhân, đối với tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần so với mức phạt tiền đối với cá nhân, mức phạt tiền có thể lên đến 20 - 40 triệu đồng (căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

    Quyền và nghĩa vụ của người lao động ở doanh nghiệp?

    Cụ thể tại Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các quyền và nghĩa vụ của người lao động như sau:

    (1) Người lao động có các quyền sau đây:

    - Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

    - Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;

    - Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;

    - Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;

    - Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

    - Đình công;

    - Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

    (2) Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:

    - Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;

    - Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;

    - Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.

    941