11:14 - 07/11/2024

Mẫu đề nghị của thành viên về việc cầm cố, ký quỹ giấy tờ có giá hiện nay được quy định như thế nào?

Khi nào thì ngân hàng nhà nước chuyển giấy tờ có giá từ Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký của thành viên sang tài khoản giấy tờ có giá lưu ký cho mục đích cầm cố tại Ngân hàng Nhà nước? Mẫu đề nghị của thành viên về việc cầm cố, ký quỹ giấy tờ có giá hiện nay được quy định như thế nào? Trường hợp nào Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) giải tỏa giấy tờ có giá cầm cố, ký quỹ của thành viên?

Nội dung chính

    Khi nào thì ngân hàng nhà nước chuyển giấy tờ có giá từ Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký của thành viên sang tài khoản giấy tờ có giá lưu ký cho mục đích cầm cố tại Ngân hàng Nhà nước?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 16/2022/TT-NHNN quy định về cầm cố, ký quỹ giấy tờ có giá để thiết lập hạn mức thấu chi và cho vay qua đêm, hạn mức nợ ròng, hạn mức thanh toán tập trung, hạn mức bù trừ điện tử như sau:

    Cầm cố, ký quỹ giấy tờ có giá để thiết lập hạn mức thấu chi và cho vay qua đêm, hạn mức nợ ròng, hạn mức thanh toán tập trung, hạn mức bù trừ điện tử

    1. Sau khi nhận được đề nghị của thành viên về việc cầm cố, ký quỹ giấy tờ có giá theo Phụ lục 2c/LK ban hành kèm theo Thông tư này để thiết lập hạn mức thấu chi, hạn mức nợ ròng, hạn mức thanh toán tập trung, hạn mức bù trừ điện tử, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ và thực hiện chuyển giấy tờ có giá từ Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký của thành viên sang tài khoản giấy tờ có giá lưu ký cho mục đích cầm cố tại Ngân hàng Nhà nước.

    Theo đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ và thực hiện chuyển giấy tờ có giá từ Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký của thành viên sang tài khoản giấy tờ có giá lưu ký cho mục đích cầm cố tại Ngân hàng Nhà nước sau khi nhận được đề nghị của thành viên về việc cầm cố, ký quỹ giấy tờ có giá.

    Mẫu đề nghị của thành viên về việc cầm cố, ký quỹ giấy tờ có giá hiện nay được quy định như thế nào?

    Mẫu đề nghị của thành viên về việc cầm cố, ký quỹ giấy tờ có giá hiện nay được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

    Mẫu đề nghị của thành viên về việc cầm cố, ký quỹ giấy tờ có giá hiện nay được quy định như thế nào?

    Căn cứ theo quy định tại Phụ lục 2c/LK ban hành kèm Thông tư 16/2022/TT-NHNN quy định về mẫu đề nghị của thành viên về việc cầm cố, ký quỹ giấy tờ có giá như sau:

    (Thành viên lưu ký)

    Số

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------

     

    …..,ngày…tháng…năm….

     

    GIẤY ĐỀ NGHỊ CẦM CỐ/KÝ QUỸ GIẤY TỜ CÓ GIÁ

    Kính gửi: Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước

    Tên đơn vị (Chủ tài khoản) : .............................................................................................

    Địa chỉ ...............................................................................................................................

    Tên tài khoản lưu ký giấy tờ có giá (GTCG): ....................................................................

    Số tài khoản lưu ký GTCG ................................................................................................

    Đề nghị cầm cố các loại giấy tờ có giá để tham gia.............. như sau

    Đơn vị: VND

    TT

    Tên GTCG

    Mã GTCG tại NHNN

    Mã GTCG tại VSDC

    Số lượng

    Mệnh giá

    Tổng mệnh giá

    Ngày phát hành

    Ngày đến hạn

    Lãi suất phát hành

    Ghi chú

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Tổng cộng

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Tổng mệnh giá bằng chữ: …………………………………………………………………….

     

     

    NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP1
    CỦA CHỦ TÀI KHOẢN LƯU KÝ GTCG
    (Ký tên và đóng dấu)

    _______________________

    1 Là người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của người đại diện theo pháp luật. Trường hợp là người đại diện theo ủy quyền phải kèm theo Giấy ủy quyền

    Trường hợp nào Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) giải tỏa giấy tờ có giá cầm cố, ký quỹ của thành viên?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 16 Thông tư 16/2022/TT-NHNN quy định về trường hợp Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) giải tỏa giấy tờ có giá cầm cố, ký quỹ của thành viên như sau:

    Cầm cố, ký quỹ giấy tờ có giá để thiết lập hạn mức thấu chi và cho vay qua đêm, hạn mức nợ ròng, hạn mức thanh toán tập trung, hạn mức bù trừ điện tử

    ...

    2. Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) giải tỏa giấy tờ có giá cầm cố, ký quỹ của thành viên trong trường hợp giấy tờ có giá cầm cố, ký quỹ của thành viên đến hạn thanh toán hoặc thành viên dùng giấy tờ có giá khác để thay thế hoặc khi thành viên có nhu cầu giảm hoặc không còn nhu cầu duy trì hạn mức thấu chi, hạn mức nợ ròng, hạn mức thanh toán tập trung, hạn mức bù trừ điện tử. Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thực hiện giải tỏa giấy tờ có giá đến hạn thanh toán, một phần hoặc toàn bộ giấy tờ có giá cầm cố, ký quỹ theo đề nghị của thành viên và chuyển giấy tờ có giá từ tài khoản giấy tờ có giá lưu ký cho mục đích cầm cố sang tài khoản giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký của thành viên.

    3. Để giải tỏa giấy tờ có giá cầm cố, ký quỹ, thành viên gửi Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) đề nghị đổi giấy tờ có giá theo Phụ lục 2b/LK ban hành kèm theo Thông tư này hoặc đề nghị giải tỏa giấy tờ có giá cầm cố, ký quỹ theo Phụ lục 2d/LK ban hành kèm theo Thông tư này. Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) kiểm tra việc hoàn thành các nghĩa vụ của thành viên đối với Ngân hàng Nhà nước trong các nghiệp vụ liên quan. Trường hợp thành viên đã hoàn thành nghĩa vụ, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) tiến hành các thủ tục giải tỏa giấy tờ có giá cho thành viên.

    Trường hợp thành viên chưa hoàn thành các nghĩa vụ đối với Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) không giải tỏa giấy tờ có giá đang cầm cố, ký quỹ cho các nghĩa vụ này. Việc xử lý đối với các thành viên chưa hoàn thành nghĩa vụ được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong nghiệp vụ cầm cố, ký quỹ giấy tờ có giá để thiết lập hạn mức thấu chi và cho vay qua đêm, hạn mức nợ ròng, hạn mức thanh toán tập trung, hạn mức bù trừ điện tử.

    Như vậy, dựa vào quy định trên có thể thấy, ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) giải tỏa giấy tờ có giá cầm cố, ký quỹ của thành viên trong trường hợp giấy tờ có giá cầm cố, ký quỹ của thành viên đến hạn thanh toán hoặc thành viên dùng giấy tờ có giá khác để thay thế hoặc khi thành viên có nhu cầu giảm hoặc không còn nhu cầu duy trì hạn mức thấu chi, hạn mức nợ ròng, hạn mức thanh toán tập trung, hạn mức bù trừ điện tử.

    3