11:25 - 08/01/2025

Mẫu bài văn nghị luận xã hội ý nghĩa và tác động của lòng kiên trì trong cuộc sống? Yêu cầu cần đạt của văn nghị luận môn ngữ văn lớp 12 là gì?

Học sinh tham khảo mẫu bài văn nghị luận xã hội ý nghĩa và tác động của lòng kiên trì trong cuộc sống? Yêu cầu cần đạt của văn nghị luận môn ngữ văn lớp 12 là gì?

Nội dung chính

    Mẫu bài văn nghị luận xã hội ý nghĩa và tác động của lòng kiên trì trong cuộc sống?

    Lòng kiên trì là khả năng bền bỉ và quyết tâm theo đuổi mục tiêu hoặc hoàn thành nhiệm vụ, dù phải đối mặt với khó khăn, thử thách hay thất bại. Người có lòng kiên trì không dễ dàng bỏ cuộc; họ sẵn sàng đối diện với những trở ngại và tiếp tục cố gắng, từng bước tiến lên dù có gặp bao nhiêu trở ngại.

    Học sinh tham khảo mẫu bài văn nghị luận xã hội ý nghĩa và tác động của lòng kiên trì trong cuộc sống dưới đây:

    Ý nghĩa và tác động cảu lòng kiên trì trong cuộc sống

    Trong cuộc sống, lòng kiên trì là yếu tố quan trọng để mỗi con người vươn tới thành công. Kiên trì là sự bền bỉ, nhẫn nại không ngừng nghỉ, không dễ dàng bỏ cuộc dù gặp phải những khó khăn và thử thách.

    Trước hết, lòng kiên trì là chìa khóa giúp ta đạt được những mục tiêu lớn lao. Chúng ta đều biết rằng không có con đường nào đến thành công mà lại trải đầy hoa hồng. Từ Thomas Edison, người đã trải qua hàng ngàn thất bại trước khi phát minh ra bóng đèn điện, đến những học sinh vượt khó để thành công trong học tập, tất cả đều chứng minh rằng chỉ khi kiên trì, chúng ta mới có thể vượt qua khó khăn và thất bại để đến đích. Lòng kiên trì không chỉ giúp chúng ta vượt qua những khó khăn hiện tại mà còn là cách để mỗi người rèn luyện sự bền bỉ trong ý chí, từ đó phát triển bản thân một cách bền vững.

    Tuy nhiên, bên cạnh những người luôn kiên trì, vẫn có những người dễ dàng bỏ cuộc khi gặp khó khăn. Họ thiếu ý chí, dễ nản lòng trước những thử thách và, hệ quả là, dễ thất bại. Sự thiếu kiên trì có thể khiến họ đánh mất nhiều cơ hội tốt và dễ cảm thấy hụt hẫng khi không thể đạt được mục tiêu.

    Như vậy, lòng kiên trì chính là thước đo để đánh giá ý chí của mỗi con người. Để rèn luyện được phẩm chất này, mỗi người cần xác định cho mình những mục tiêu rõ ràng và kiên nhẫn theo đuổi. Khi kiên trì, chúng ta không chỉ đạt được những ước mơ, hoài bão của mình mà còn trau dồi sức mạnh nội tại, vững vàng trước mọi thử thách trong cuộc đời.

    Lưu ý: Nội dung mẫu bài văn nghị luận xã hội ý nghĩa và tác động của lòng kiên trì trong cuộc sống chỉ mang tính tham khảo.

    >>>>Xem thêm Mẫu bài văn nghị luận xã hội áp lực của người trẻ hiện nay? Quan điểm về việc xây dụng chương trình môn ngữ văn?

    Mẫu bài văn nghị luận xã hội ôn thi THPTQG 2025 với chủ đề ý nghĩa và tác động của lòng kiên trì trong cuộc sống?

    Mẫu bài văn nghị luận xã hội ý nghĩa và tác động của lòng kiên trì trong cuộc sống? Yêu cầu cần đạt của văn nghị luận môn ngữ văn lớp 12 là gì? (Hình từ Internet)

    Yêu cầu cần đạt của văn nghị luận môn ngữ văn lớp 12 là gì?

    Theo Chương trình giáo dục trung học phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định cụ thể như sau:

    - Đọc hiểu nội dung

    + Nhận biết, phân tích được nội dung của luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu, độc đáo trong văn bản; chỉ ra mối liên hệ của chúng; đánh giá được mức độ phù hợp giữa nội dung nghị luận với nhan đề của văn bản.

    + Biết tiếp nhận, đánh giá nội dung với tư duy phê phán; nhận biết được mục đích,

    - Đọc hiểu hình thức

    + Phân tích và đánh giá được cách tác giả sử dụng một số thao tác nghị luận (chẳng hạn chứng minh, giải thích, bình luận, so sánh, phân tích hoặc bác bỏ) trong văn bản để đạt được mục đích.

    + Phân tích được các biện pháp tu từ, từ ngữ, câu khẳng định, phủ định trong văn bản nghị luận và đánh giá hiệu quả của việc sử dụng các hình thức này.

    + Nhận biết và phân tích được vai trò của cách lập luận và ngôn ngữ biểu cảm trong văn bản nghị luận.

    Quan điểm về việc xây dựng chương trình môn ngữ văn như thế nào?

    Theo Chương trình giáo dục trung học phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định cụ thể như sau:

    Chương trình môn Ngữ văn tuân thủ các quy định cơ bản được nêu trong Chương trình tổng thể, đồng thời nhấn mạnh một số quan điểm sau:

    - Chương trình được xây dựng trên nền tảng lí luận và thực tiễn, cập nhật thành tựu nghiên cứu về giáo dục học, tâm lí học và phương pháp dạy học Ngữ văn; thành tựu nghiên cứu về văn học và ngôn ngữ học; thành tựu văn học Việt Nam qua các thời kì; kinh nghiệm xây dựng chương trình môn Ngữ văn của Việt Nam, đặc biệt từ đầu thế kỉ XXI đến nay và xu thế quốc tế trong phát triển chương trình nói chung, chương trình môn Ngữ văn nói riêng những năm gần đây, nhất là chương trình của những quốc gia phát triển; thực tiễn xã hội, giáo dục, điều kiện kinh tế và truyền thống văn hoá Việt Nam, đặc biệt là sự đa dạng của đối tượng học sinh xét về phương diện vùng miền, điều kiện và khả năng học tập.

    - Chương trình lấy việc rèn luyện các kĩ năng giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe) làm trục chính xuyên suốt cả ba cấp học nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình theo định hướng năng lực và bảo đảm tính chỉnh thể, sự nhất quán liên tục trong tất cả các cấp học, lớp học. Các kiến thức phổ thông cơ bản, nền tảng về tiếng Việt và văn học được hình thành qua hoạt động dạy học tiếp nhận và tạo lập văn bản; phục vụ trực tiếp cho yêu cầu rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe.

    - Chương trình được xây dựng theo hướng mở, thể hiện ở việc không quy định chi tiết về nội dung dạy học mà chỉ quy định những yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói và nghe cho mỗi lớp; quy định một số kiến thức cơ bản, cốt lõi về tiếng Việt, văn học và một số văn bản có vị trí, ý nghĩa quan trọng của văn học dân tộc là nội dung thống nhất bắt buộc đối với học sinh toàn quốc.

    - Chương trình vừa đáp ứng yêu cầu đổi mới, vừa chú trọng kế thừa và phát huy những ưu điểm của các chương trình môn Ngữ văn đã có, đặc biệt là chương trình hiện hành.

    2